Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Hãy cho biết:
a. Các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?
b. Khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu?
c. Thể tích dung dịch NaOH 4M đã dùng (biết rằng trong thí nghiệm này người ta đã dùng dư 10 cm3 so với thể tích cần dùng).
a. Phương trình hóa học :
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4] (1)
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2↑ (2)
b. nH2 = 13,44 : 22, 4 = 0,6 mol
Theo pt(2) nAl = 2/3 nH2 = 0,4 mol ⇒ nAl = 0,4.27 = 10,8 gam
mAl2O3 = 31,2 – 10,8 = 20,4 gam.
nAl2O3 = 0,2 mol
Theo (1) nNaOH = 2nAl2O3 = 0,4 mol
Theo (2) nNaOH = nAl = 0,4 mol
⇒ Tổng số mol NaOH là 0,4 + 0,4 = 0,8 mol
⇒ VNaOH 4M = 0,8 : 4 = 0,2 lít = 200 cm3
Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là : 200 + 10 = 210 cm3
Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là %?
nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol ⇒ mC = 1,2g
mdung dịch giảm = m↓ - (mCO2 + mH2O) ⇒ mCO2 + mH2O = 10 – 3,8 = 6,2g
⇒ mH2O = 6,2 – 0,1.44 = 1,8g ⇒ mH = 0,2 g
⇒ mO = mX – mH – mC = 1,6g ⇒ %mO = 53,33%
Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu?
hân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.
Để bảo vệ thân tàu người thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kỳ. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron ls22s22p3
a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức của hợp chất đơn giản nhất của hiđro.
b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử đơn chất của nguyên tố đó.
a) Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Tổng số electron là 7, suy ra nguyên tố ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn.
- Có 2 lớp electron, suy ra nguyên tố thuộc chu kì 2.
- Thuộc nhóm VA vì có 5 electron ở lớp ngoài cùng, đó là nitơ (N).
- Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là NH3.
b)
CTCT: H-N(H)-H
Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:
Câu A. Al và AgCl
Câu B. Fe và AgCl
Câu C. Cu và AgBr
Câu D. Fe và AgF
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.