Tìm phương pháp xác định xem trong ba lọ ,lọ nào là đựng dung dịch axit, dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazo).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm phương pháp xác định xem trong ba lọ ,lọ nào là đựng dung dịch axit, dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazo).


Đáp án:

Lấy từng mẫu thử ở ba lọ đựng ba dung dịch trên.Cho quỳ tím vào từng mẫu thử. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là axit, dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh là bazo, dung dịch còn lại là muối ăn vì không làm đổi màu quỳ tím.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Amino Acid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val. Peptit x có thể là:

Đáp án:
  • Câu A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val

  • Câu B. Gly-Ala-Val-Val-Phe

  • Câu C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly

  • Câu D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol P2O5 vào 200ml dung dịch NaOH thì thu được dung dịch chúa 0,15 mol Na2HPO4 và 0,25 mol NaH2PO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol P2O5 vào 200ml dung dịch NaOH thì thu được dung dịch chúa 0,15 mol Na2HPO4 và 0,25 mol NaH2PO4. Tìm a và  nồng độ mol của NaOH?


Đáp án:

Bảo toàn nguyên tố:

nP2O5 = 1/2. nNa2HPO4 + 1/2. nNaH2PO4 = 0,2 mol = a

nNaOH = 2nNa2HPO4 + nNaH2PO4 = 0,55 mol ⇒ CM NaOH = 2,75 mol

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất Crom Kali
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phèn Crom-Kali có màu:

Đáp án:
  • Câu A. Trắng.

  • Câu B. Vàng.

  • Câu C. Da cam.

  • Câu D. . Xanh tím.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi về phản ứng tráng bạc của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất sau: Saccarozo, glucozo, xenlulozo, fructozo. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Ăn mòn điện hóa học

- Tiến hành TN:

    + Rót các thể tích dd NaCl đậm đặc bằng nhau vào 2 cốc thủy tinh

    + Cắm 1 lá sắt và 1 lá đồng vào mỗi cốc

    + Nhỏ vào mỗi cốc 5-7 giọt dd K3[Fe(CN)6]

    + Nối lá Fe và lá Cu trong 2 cốc bằng dây dẫn (hình 5.16)

- Hiện tượng:

    + Cốc 1: Không có hiện tượng gì

    + Cốc 2: Xuất hiện kết tủa màu xanh đậm

- Giải thích: Khi nối dây dẫn, Fe bị ăn mòn nhanh trong dung dịch điện li tạo thành Fe2+. Sau đó Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2

Trong cốc 2:

Ở cực (+) xảy ra sự khử:

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Ở cực (-), Fe bị ăn mòn và tan vào dịch:

Fe → Fe2+ + 2e

Thí nghiệm 2: Bảo vệ sắt bằng phương pháp bảo vệ điện hóa

- Tiến hành TN:

    + Rót vào hỗn hợp gồm dd NaCl đặc, thêm vài giọt dd K3[Fe(CN)6] vào 2 cốc

    + Ngâm 1 đinh sắt vào cốc (1), ngâm 1 đinh sắt được quấn bằng dây Zn vào cốc (2).

- Hiện tượng:

    + Cốc 1: xuất hiện kết tủa màu xanh

    + Cốc 2: lá Zn bị ăn mòn, dung dịch không đổi màu

- Giải thích:

    + Cốc 1: Đinh Fe bị oxi hóa thành Fe2+; Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2

    + Cốc 2: Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn. Dây Zn bị ăn mòn, Fe được bảo vệ nên dung dịch không đổi màu

Ở cực (-): Zn → Zn2+ + 2e

Ở cực (+): H2O + O2 + 4e → 4OH-

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…