Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hòa. Khí X là:

Đáp án:
  • Câu A. NO

  • Câu B. NO2

  • Câu C. N2O

  • Câu D. N2 Đáp án đúng

Giải thích:

Theo SGK lớp 11.Người ta có thể điều chế khí N2 theo các cách sau: Cách 1: NaNO2 + NH4Cl → 2H2O + N2 + NaCl Cách 2: NH4NO2 → 2H2O + N2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung nóng NaOH dư với 5 kg cát khô, thu được 9,15 kg Na2SiO3. Hàm lượng SiO2 trong cát là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng NaOH dư với 5 kg cát khô, thu được 9,15 kg Na2SiO3. Hàm lượng SiO2 trong cát là bao nhiêu %?


Đáp án:

SiO2    →    Na2SiO3

60kg      →      122kg

4,5kg      ←     9,15kg

%SiO2 = (4,5/5) x 100% = 90%

Xem đáp án và giải thích
Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hóa học của oxit là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hóa học của oxit là gì?


Đáp án:

   Gọi công thức hóa học của photpho: PxOy

   %O = 100% – 43,66% = 56,34%

   MPxOy= 31x + 16y = 142 (đvC)

   Tỉ lệ khối lượng: 31x/142 = 43,66/100 => x= 2

16y/142 = 56,34/100 => y =5

 Vậy công thức hóa học của oxit photpho là P2O5.

Xem đáp án và giải thích
Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho Etylamin phản ứng với CH3I (tỉ lệ mol 1 :1) thu được chất ?

Đáp án:
  • Câu A. Đimetylamin

  • Câu B. N-Metyletanamin

  • Câu C. N-Metyletylamin

  • Câu D. Đietylamin

Xem đáp án và giải thích
Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?


Đáp án:

CuO + H2 --t0--> Cu + H2O (1)

Vì chất rắn X tác dụng với HNO3 tạo ra khí NO =>X phải có CuO và Cu dư

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (3)

Ta có: nNO = 0,2 mol.

Theo (2): nCu = 3/2nNO= 0,3; nHNO3= 8/3nNO= 0,8 (mol).

Theo (3): nCuO= 1/2nHNO3= 1/2(1−0,8) = 0,1

=> nCuO ban đầu= nCuO + nCu dư = 0,1 + 0,3 = 0,4 (mol)

Hiệu suất của quá trình khử CuO là : H = 0,3/0,4.100 = 75%.

Xem đáp án và giải thích
phương pháp loại tạp chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch FeSO4 bị lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản để loại tạp chất là :

Đáp án:
  • Câu A. Cho một lá nhôm vào dung dịch

  • Câu B. Cho lá sắt vào dung dịch

  • Câu C. Cho lá đồng vào dung dịch

  • Câu D. Cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hoà tan vào dung dịch H2SO4 loãng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…