Dung dịch ammoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do
Câu A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.
Câu B. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan.
Câu C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan tương tự như Cu(OH)2. Đáp án đúng
Câu D. NH3 là một hợp chất có cực là một bazơ yếu.
Dung dịch ammoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan tương tự như Cu(OH)2
Viết phương trình các phản ứng hóa học tao ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ?
Phương trình các phản ứng tạo ra bazơ và axit:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
Na2O + H2O → 2NaOH.
SO3 + H2O → H2SO4.
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
* Nhận biết dung dịch axit:
- Quỳ tím hóa đỏ.
- Tác dụng với kim loại, muối cacbonat có khí bay lên.
* Nhận biết dung dịch bazơ:
- Quỳ tím hóa xanh.
- Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí : O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.
Dùng giấy quỳ tím ẩm : HCl và H2S làm đổi màu quỳ tím thành đỏ ; NH3 làm đổi màu quỳ tím thành xanh ; O3 làm mất màu quỳ tím.
Dùng giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2 : H2S làm giấy có màu đen.
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ?
nFe3O4 = 0,01 mol
Phương trình hóa học:
3Fe + 2O2 --t0--> Fe3O4
0,02 ← 0,01(mol)
nO2 = 0,02 mol; Số gam oxi: mO2 = 32.0,02 = 0,64g.
Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
Câu A. NO
Câu B. NH4NO3
Câu C. NO2
Câu D. . N2O5
Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là chu kì 2, nhóm VIA.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.