Cho sơ đồ của phản ứng như sau:
Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu
Xác định các chỉ số x, y và cân bằng phương trình hóa học.
- Xác định các chỉ số x và y
Ta có Al có hóa trị III; nhóm (SO4) có hóa trị II
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y hay x/y = II/III
Chọn x = 2 thì y = 3.
- Cân bằng phương trình hóa học:
Thay x và y vào sơ đồ được:
Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Vế phải có 2 nguyên tử Al để số nguyên tử Al ở hai về bằng nhau thêm 2 vào trước Al
2Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Vế phải có 3 nhóm (SO4) để số nhóm (SO4) ở hai vế bằng nhau thêm 3 vào trước CuSO4.
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Thấy phải thêm tiếp 3 vào trước Cu ở vế trái để số nguyên tử Cu ở hai vế bằng nhau.
Vậy phương trình hóa học là:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Phân tử khối của xenlulozo trong khoảng 1000000 – 2400000. Hãy tính gần đúng số mắt xích (C6H10O5)n và chiều dài mạch xenlulozo theo đơn vị mét, biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5 Ao (1m = 1010Ao)
Phân tử khối của xenlulozo : 162n
Với M = 1.000.000 => n = 1000000 : 162 mắt xích
Với M = 2.400.000 => n = 2400000 : 162 mắt xích
Chiều dài mạch xenlulozo
=> Chiều dài mạch xenlulozo là 1000000 : 162.10-10m = 3,0864.10-6m
=> Chiều dài mạch xenlulozo là 2400000 : 162.10-10m = 7,4074.10-6m
Phân tử bazo là gì?
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH).
- Ví dụ : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,...
Công thức chung: M(OH)n
Trong đó: M : là nguyên tử kim loại.
n : là số nhóm hiđroxit (-OH).
Trộn 8,1 (g) bột Al với 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, tính lượng chất rắn thu được sau khi kết thúc thí nghiệm.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mc.rắn = mAl + mFe2O3 = 8,1 + 48 = 56,1 g
Cho các nhận định sau: (1) Alanin làm quỳ tím hóa xanh. (2) Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ. (3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh. (4) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6 (5) Methionin là thuốc bổ thận. Số nhận định đúng là:
Câu A. 2
Câu B. 5
Câu C. 3
Câu D. 4
a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
a) Cấu tạo của phân tử xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều gồm hai phần : một đầu phân cực ( ưa nước), tan tốt trong nước và một đuôi dài không phân cực ( kị nước, ưa dầu mỡ), tan tốt trong dầu mỡ là nhóm : CxHy (thường x > 15).
Sự khác nhau là ở đầu phân cực :
+ Ở phân tử xà phòng là nhóm COO-Na+
+ Ở phân tử chất giặt rửa là nhóm OSO3-Na+.
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
Đuôi ưa dầu mỡ của xà phòng thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm COO-Na+ ưa nước lại có xu hướng kéo các vết bẩn ra phía các phân tử nước. Kết quả là các vết bẩn được chia rất nhỏ, bị giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.