Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O
a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?
b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.
c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?
d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng.
a) nCO2 = 0,2 mol
⇒ Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 = 0,2 mol ⇒ mC = 0,2 × 12 = 2,4g.
nH2O = 0,3 mol
⇒ Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2nH2O = 0,6 mol ⇒ mH = 0,6 x 1 = 0,6g.
mC,H = 2,4 + 0,6 = 3g = mA có hai nguyên tố C và H, vậy A là Hiđrocacbon.
b) Đặt công thức phân tử của A là CxHy
x: y = 2,4/12:0,6/1 = 1:3
Vậy CTPT của A có dạng (CH3)n vì MA < 40
→ (CH3)n < 40 ⇒ 15n < 40
• Nếu n = 1 ⇒ không hợp lý.
• Nếu n = 2 ⇒ CTPT của A là C2H6 (nhận)
c) A không làm mất màu dung dịch Br2.
d) C2H6 + Cl2 --as--> C2H5Cl + HCl
Đốt cháy hết 4,5 gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 7,5 gam hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí. Tính khối lượng oxi đã phản ứng
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mmagie + moxi = moxit
⇒ moxi = moxit – mmagie = 7,5 – 4,5 = 3 gam.
Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh ammoniac tan nhiều trong nước.
- Mô tả thí nghiệm: Lắp thí nghiệm như hình vẽ
- Giải thích hiện tượng:
+ Amoniac tan nhiều trong nước tạo thành dd amoniac có tính bazo.
+ Do tan nhiều trong nước, áp suất của khí NH3 trong bình giảm đột ngột, nước trong cốc (có pha phenolphtalein) bị hút vào bình qua ống thủy tinh vuốt nhọn phun thành các tia màu hồng.
Câu A. 2
Câu B. 3
Câu C. 4
Câu D. 5
Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hờp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là?
Phản ứng hoà tan hoàn toàn FeO và Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl
FeO + 2H+ --> Fe2+ + H2O
Fe2O3 + 6H+ --> 2Fe3+ + 3H2O
a/232 2a/232
Hoà tan Cu vào dung dịch trên:
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Khi Cu tan hoàn toàn tức là:
nCu >= 0,5nFe3+
=> 64a >= 232b hay 64a > 232b
Viết phương trình hóa học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.
a) 2Fe(r) + 3Cl2 → 2FeCl3 (r) (Fe hóa trị III)
b) Fe(r) + S (r) → FeS (r) (Fe hóa trị II )
c) 3Fe (r) + 2O2 → Fe3O4(r) (Fe hóa trị III và II).
Nhận xét:
– Clo đưa Sắt lên hóa trị cao nhất là III trong hợp chất FeCl3
– Trong hợp chất Fe3O4 sắt thể hiện cả hóa trị II và hóa trị III
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.