Đồng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các dung dịch loãng: (1) AgNO3, (2) FeCl2, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là.

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D. - Có 4 chất thỏa mãn là: (1) AgNO3, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl - Phương trình: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ; 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O ; Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 ; 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?


Đáp án:

Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi.

Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.

Xem đáp án và giải thích
Anilin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để lâu anilin trong không khí, nó dần dần ngả sang màu nâu đen, do anilin

Đáp án:
  • Câu A. tác dụng với oxi không khí.

  • Câu B. tác dụng với khí cacbonic.

  • Câu C. tác dụng với nitơ không khí và hơi nước.

  • Câu D. tác dụng với H2S trong không khí, sinh ra muối sunfua có màu đen.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có các phản ứng: 1) Cu + HNO3 loãng → khí X +... 2 ) MnO2 + HCl đặc → khí Y + ... 3) NaHSO3 + NaHSO4 → khí Z + ... 4) Ba(HCO3)2 + HNO3 → khí T + ... Các khí sinh ra tác dụng được với dung dịch NaOH là

Đáp án:
  • Câu A. X, Y, Z, T

  • Câu B. Y, Z, T

  • Câu C. Z, T

  • Câu D. Y, T.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. a) Lập phương trình hóa học. b) Tính khối lượng ZnO thu được? c) Tính khối lượng oxi đã dùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a) Lập phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

c) Tính khối lượng oxi đã dùng?


Đáp án:

a) Phương trình hóa học: 2Zn + O2 → 2ZnO

b) Số mol Zn là: nZn = 13/65 = 0,2mol

Phương trình hóa học:    2Zn + O2 → 2ZnO

Tỉ lệ PT: 2mol 1mol  2mol

0,2mol ?mol ?mol

Số mol ZnO tạo thành là: nZnO = (0,2.2)/2= 0,2mol

=> Khối lượng ZnO là: mZnO = 0,2 . 81 = 16,2 gam

c) Số mol khí O2 đã dùng là: nO2= (0,2.1)/2 = 0,1 mol

=> Khối lượng O2 là: mO2 = n.M = 0,1.32 = 3,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Tính chất, đặc điểm của kim loại kiềm, kiềm thổ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu không đúng là :

Đáp án:
  • Câu A. Các kim loại Na, K, Ba có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

  • Câu B. Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.

  • Câu C. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm giảm dần từ Li & Cs.

  • Câu D. Tất cả các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng khí H2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…