Có dung dịch chứa các anion CO32- và SO42- .Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch. Viết các phương trình hóa học.
Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào mẫu thử thấy có khí thoát ra, thu khí cho vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có kết tủa trắng, khí đó là CO2, dung dịch ban đầu có chứa ion CO32-
2HCl + CO32- → CO2 ↑ + H2O + 2Cl-
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Cho dung dịch BaCl2 vào mẫu thử thấy có kết tủa trắng là BaSO4, trong dung dịch có chứa SO42-
SO42- + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2Cl-.
Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:
Câu A. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
Câu B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
Câu C. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
Câu D. nước brôm, anhidrit axetic, dung dịch NaOH .
Các biện pháp để chất rắn tan nhanh trong dung môi là gì?
a) Khuấy dung dịch:
- Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
b) Đun nóng dung dịch:
- Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
c) Nghiền nhỏ chất rắn:
- Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước, kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.
Câu A. 2, 5
Câu B. 5, 4
Câu C. 4, 2
Câu D. 3, 5
Có bốn dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2. CuSO4. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra và giải thích khi cho:
a) Dung dịch Na2S vào mỗi dung dịch các muối trên.
b) Khí H2S đi vào mỗi dung dịch các muối trên.
a) Khi cho dung dịch Na2S lần lượt vào các dung dịch:
NaCl: Không có hiện tượng gì.
KNO3: Không có hiện tượng gì.
Pb(NO3)2: Có kết tủa đen do phản ứng. Pb(NO3)2 +Na2S → PbS↓(màu đen) + 2NaNO3
CuSO4: Có kết tủa màu den, dung dịch mất màu xanh, do phản ứng
CuSO4 + Na2S → CuS↓ (màu đen)+Na2SO4.
Khi cho khí H2S lần lượt vào các dung dịch:
NaCl: Không có hiện tượng gì.
KNO3: Không có hiện tượng gì.
Pb(NO3)2: Có kết tủa den do phản ứng. Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓(màu đen) +2HNO3
CuSO4 : Có kết tủa màu đen, dung dịch mất màu xanh, do phản ứng.
CuSO4 + H2S → CuS↓(màu đen) +H2SO4.
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng:
a) Oxi và ozon đều có tính chất oxi hóa.
b) Ozon có tính chất oxi hóa mạnh hơn oxi.
a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa
(1) Tác dụng với kim loại, oxi tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Pt, Au, Ag,… còn ozon tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.
3Fe + 2O2 → Fe3O4
2Ag + O3 → Ag2O + O2
(2) Tác dụng với phi kim
Oxi, ozon tác dụng với các nguyên tố phi kim (trừ halogen)
4P + 5O2 → 2P2O5
2C + 2O3 → 2CO2 + O2
(3) Tác dụng với hợp chất
Oxi và ozon tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
Ozon là một trong số những chất có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn O2
- O2 không oxi hóa được Ag, nhưng O3 oxi hóa Ag thàn Ag2O:
2Ag + O3 → Ag2O + O2
- O2 không oxi hóa được I- nhưng O3 oxi hóa I- thành I2.
2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2
Giải thích:
- Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. nguyên tố oxi có độ âm điện lớn (3,5), chỉ kém flo (4). Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim rất hoạt động có tính oxi hóa mạnh
- So với phân tửu O2, phân tử O3 rất kém bền, dễ biến đổi phân hủy
O3 → O2 + O; 2O → O2
Oxi dạng nguyên tửu hoạt đồng hóa học mạnh hơn oxi ở dạng phân tử cho nên ozzon hoạt động hơn oxi.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.