Oxi hoá hoàn toàn 0,60(g) một ancol A đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,72g; bình (2) tăng 1,32g.
a. Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học.
b. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A.
c. Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một anđehit tương ứng. Gọi tên của A?
a.
nH2O = 0,72/18 = 0,04 mol; nCO2 = 1,32/44 = 0,03 mol
⇒ nH2O > nCO2
⇒ A là ancol no và theo đầu bài là đơn chức
Gọi công thức phân tử của A là CnH2n+2O (n ≥ 1)
b.
CTCT có thể có của A là:
CH3-CH2-CH2-OH, CH3-CH(OH)-CH3
c.
Khi cho A tác dụng với CuO, đun nóng được một anđehit ⇒ A là Ancol bậc 1
⇒ CTCT của A là: CH3-CH2-CH2-OH (propan-1-ol)
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol este X, đơn chức có 1 liên kết đôi C = C trong phân tử rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 60 gam kết tủa. Tìm công thức cấu tạo của X?
Đốt cháy este X cho sản phẩm cháy CO2
Ta có: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
→ nCO2 = nCaCO3 = 60/100 = 0,6 mol
→ Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol este X thu được 0,6 mol CO2
→ 1 mol este X có 3 mol C
→ Công thức phân tử của este X đơn chức là C3HxO2
Vì X có chứa 1 liên kết đôi C = C trong phân tử
→ Công thức cấu tạo của X là HCOOCH = CH2
Hãy cho biết:
a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.
b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt.
c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).
a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn
- Sắt là kim loại chuyển tiếp ở nhóm VIIIB, chu kỳ 4, ô 26.
b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt
- Cấu hình electron nguyên tử: ls22s22p63s23p63d64s2 hoặc viết gọn [Ar]3p64s2.
Sắt thuộc nhóm nguyên tố d
c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt
Sắt có tính khử trung bình. Các số oxi hóa phổ biến của sắt là +2 và +3.
Fe + S --t0--> FeS
2Fe + 3Cl2 --t0--> 2FeCl3
Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu
Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính hiệu suất của phản ứng
a. Phương trình hóa học: 2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑
b. nKClO3 = 0,04 mol
2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑
1 → 1 mol
0,04 → 0,04 (mol)
Khối lượng KCl thu được theo lý thuyết là:
mlt = mKCl= nKCl.MKCl = 0,04.74,5 = 2,98 gam
Hiệu suất của phản ứng là: H = mtt/mlt . 100% = 83,9%
Dựa vào bảng 2.1, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố sau đây: H, He, Li, Na, K, Ga, O, S, Cl, Br.
Nguyên tố | H | He | Li | Na | K | Ca | O | S | Cl | Br |
Số electron lớp ngoài cùng | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 | 2 | 6 | 6 | 7 | 7 |
Một hợp kim có cấu tạo tinh thể hỗn hợp Cu - Zn để trong không khí ẩm. Hãy cho biết hợp kim bị ăn mòn hoá học hay điện hoá học.
Hợp kim bị ăn mòn điện hoá học.
Zn là điện cực âm, bị ăn mòn. Cu là điện cực dương không bị ăn mòn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.