Cho V ( lít) dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 200ml dung dịch Al(NO3)3 0,75M thu được 7,8g kết tủa. Tìm V?
n↓ = nAl(OH)3 = 7,8/78 = 0,1 mol
nAl3+ = 0,75.0,2 = 0,15 ≠ n↓
⇒ TH2: Al3+ dư ; nOH- = 3n↓ = 0,3⇒ nBa(OH)2 = 0,15⇒ V = 0,3
⇒ TH2: OH- dư hòa tan một phần kết tủa
nOH- = 4nAl3+ - n↓ = 0,5 ⇒ nBa(OH)2 = 0,25 ⇒ V = 0,5
Điện phân 200ml một dung dịch có chứa hai muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804 A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì thời gian điện phân là 2 giờ, người ta nhận thấy khối lượng cực âm tăng thêm 3,44 g. Hãy xác định nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu?
2 giờ = 7200 s
Gọi thời gian điện phân muối bạc là t1
Gọi thời gian điện phân muối đồng là t2
⇒ t1 + t2 = 7200 (1)
Theo định luật Faraday:
mAg = [108.0,804.t1]/9600 = 9.10-4.t1
mCu = [64.0,804.t2]/9600 = 2,666.10-4. t2
mà mAg + mCu = 3,44 (g) ⇒ (9.t1 + 2,666.t2 ). 10-4 = 3,44 (2)
(1),(2) ⇒ t1 = 2400 (s) ⇒ mAg = 2,16 gam ⇒ nAg = 0,02
t2 = 4800 (s) ⇒ mCu = 1,28 gam ⇒ nCu = 0,02
CM Cu(NO3)2 = 0,02/0,2 = 0,1M ; CM AgNO3 = 0,02/0,2 = 0,1 M
Sục khí Cl2 đi qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ + H2O.
Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Chứng minh sự có mặt CO2, SO2 trong hỗn hợp:
- Dẫn hỗn hợp trên qua dung dịch Br2 dư
Nếu dung dịch Br2 bị mất màu ⇒ hỗn hợp có chứa SO2.
PTHH: SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr
- Dẫn khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 dư
Nếu thấy có kết tủa trắng ⇒ hỗn hợp có CO2.
PTHH: CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O
Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp C và S cần dùng hết 9,6 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra bao nhiêu?
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có được:
Tổng khối lượng chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm
=> Khối lượng C, S + Khối lượng Oxi = Khối lượng CO2, SO2
=> 5,6 + 9,6 = Khối lượng CO2, SO2
=> Khối lượng của hỗn hợp khí CO2, SO2 là: 5,6 + 9,6 = 15,2 gam
Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì sao?
Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.