Cho từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa Na2CO3 được dung dịch X và 1,12 lít CO2 đktc. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X được m gam kết tủa. Tìm m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa Na2CO3 được dung dịch X và 1,12 lít CO2 đktc. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X được m gam kết tủa. Tìm m


Đáp án:

Cho từ H+ vào CO32- xảy ra phản ứng theo thứ tự:

H+ + CO32- → HCO3- (1)

H+ + HCO3- → CO2 + H2O (2)

nH+ = nCO2 + nHCO3- (1) = 0,2 mol

⇒ nHCO3- (1) = 0,15 mol

nHCO3- dư = nHCO3- (1) - nHCO3- (2) = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol

nCaCO3 = nHCO3- dư = 0,1 mol ⇒ m = 10 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trung hòa hoàn toàn 9,62 gam một amin bậc 1 bằng dung dịch HCl thu được 19,11g muối. Amin có công thức là

Đáp án:
  • Câu A. H2NCH2CH2NH2

  • Câu B. CH3CH2NH2

  • Câu C. H2NCH2CH2CH2CH2NH2

  • Câu D. H2NCH2CH2CH2NH2

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 3,25g một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong không khí có oxi dư, người ta thu được 2,24 lit khí sunfuro(dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 3,25g một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong không khí có oxi dư, người ta thu được 2,24 lit khí sunfuro(dktc).

  a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

   b) Bằng cách nào ta có thể tính được nồng độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh đã dùng?

c) Căn cứ vào phương trình hóa học trên, ta có thể trả lời ngay được thể tích khí oxi (đktc) vừa đủ để đốt cháy lưu huỳnh là bao nhiêu lít?

Đáp án:

nSO2 = 0,1 mol

a) Phương trình hóa học:        S                +               O2           →                   SO2

                                                1                                  1                                     1

                                                ?                                   ?                                     0,1

 Theo pt: 1 mol S tham gia phản ứng sinh ra 1 mol SO2

   Số mol của lưu huỳnh tham gia phản ứng:

nS = (0,1.1)/1 = 0,1 mol

 Khối lượng của lưu huỳnh tinh khiết: mS=nS.MS =0,1.32=3,2(g)

   Độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh: 3,2/3,25 . 100% = 98,5%

 c) Theo pt 1 mol O2 phản ứng sinh ra 1 mol SO2

   Tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol nên thể tích O2 thu được 2,24 lít

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Tìm V?


Đáp án:

H2SO4 loãng nên khí thoát ra là H2

nH2SO4 = nH2 = x mol

Bảo toàn khối lượng:

29 + 98x = 86,6 + 2x

=> x = 0,6

=> V = 13,44 lít

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 1,56 gam bột crom vào 550 ml dung dịch HCl 0,2M đun nóng thu được dung dịch A. Sục O2 dư vào A thu được dung dịch B. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch B để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hết 1,56 gam bột crom vào 550 ml dung dịch HCl 0,2M đun nóng thu được dung dịch A. Sục O2 dư vào A thu được dung dịch B. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch B để thu được lượng kết tủa lớn nhất.


Đáp án:

nCr = 1,56/52 = 0,03 mol; nHCl = 0,55. 0,2 = 0,11 mol

          Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

(mol): 0,03   0,06   0,03   0,03

        4CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + H2O

(mol): 0,03               0,03      0,03

Dung dịch A thu được gồm: CrCl3 = 0,03 mol; HCl = 0,11 - 0,09 = 0,02 mol

Để thu được lượng kết tủa lớn nhất:

 HCl + NaOH → NaCl + H2O

(mol): 0,02   0,02

          CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl

(mol): 0,03      0,09            0,03

Thể tích dung dịch NaOH cần dùng = (0,02+0,09)/0,5 = 0,22 (l)

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất của nitơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có các nhận xét sau về N và hợp chất của nó: (1). N2 tương đối trở về hoạt động hóa học ở điều kiện thường vì trong phân tử có một liên kết ba bền. (2). Khí NH3 tan tốt trong H2O tạo được dung dịch có môi trường bazơ. (3). HNO3 được tạo ra khi cho hỗn hợp khí (NO2 và O2) sục vào H2O. (4). Khi phản ứng với Fe2O3 thì HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa. (5). Khi sục khí NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa màu xanh. (6). Trong công nghiệp NH3 được tạo ra khi cho N2 phản ứng với H2. Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…