Tích số ion của nước ở một số nhiệt độ như sau : Ở 20°C : K(H2O)= 7.10-15 Ở 25°C : K(H2O)= 1. 10-14. Ở 30°C : K(H2O)= 1,5. 10-14. Hỏi sự điện li của nước là thu nhiệt hay toả nhiệt ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tích số ion của nước ở một số nhiệt độ như sau :

Ở 20°C : K(H2O)= 7.10-15

Ở 25°C : K(H2O)= 1. 10-14.

Ở 30°C : K(H2O)= 1,5. 10-14.

Hỏi sự điện li của nước là thu nhiệt hay toả nhiệt ?





Đáp án:

Thu nhiệt, vì khi nhiệt độ tăng tích số ion của nước tăng, nghĩa là sự điện li của nước tăng, tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về dãy hoạt động hóa học của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là:


Đáp án:
  • Câu A. Cu2+ ,Mg2+ ,Fe2+.

  • Câu B. Mg2+ ,Fe2+ ,Cu2+.

  • Câu C. Mg2+ ,Cu2+ ,Fe2+.

  • Câu D. Cu2+ ,Fe2+ ,Mg2+.

Xem đáp án và giải thích
Amino Acid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val. Peptit x có thể là:

Đáp án:
  • Câu A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val

  • Câu B. Gly-Ala-Val-Val-Phe

  • Câu C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly

  • Câu D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nguội), thu được 6,72 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nguội), thu được 6,72 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là


Đáp án:

nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol); nSO2 =6,72/22,4 = 0,3 (mol)

Bảo toàn electron:

3nAl = 2nH2 ; 2nCu = 2nSO2

⇒ nAl = 0,2; nCu = 0,3 ⇒ m = 0,2.27 + 0,3.64 = 24,6 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phương trình hóa học sau, phản ứng nào tạo hiện tượng kết tủa đen? a). H2SO4 + KBr ---> ; b). Al2(SO4)3 + H2O + Ba ---> ; c). H2S + Pb(NO3)2 ---> ; d). CH3OH + CH2=C(CH3)COOH ----> ; e). AgNO3 + H2O + NH3 + HCOOC2H5 -----> ; f). Br2 + CH2=CHCH3 ---> ; g). CH3COONa + NaOH -----> ; h). C + O2 ---->

Đáp án:
  • Câu A. (c), (d)

  • Câu B. (g), (h), (a), (c)

  • Câu C. (a), (b), (g), (c)

  • Câu D. (c)

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA, IIA và phi kim nhóm VIA, VIIA.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA, IIA và phi kim nhóm VIA, VIIA.



Đáp án:

- Số e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA, IIA là 1,2 của phi kim nhóm VIA, VIIA là 6,7.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…