Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
Câu A. 0,015
Câu B. 0,020
Câu C. 0,010 Đáp án đúng
Câu D. 0,030.
Nhỏ từ từ 0,03 mol HCl vào 0,02 mol Na2CO3 và 0,02 mol NaHCO3 thì trước tiên có phản ứng: H+ + CO32- --> HCO3- , (1) 0,02 0,02 0,02 ; H+ + HCO3- --> CO2 + H2O (2); 0,01 0,04 0,01 ; Từ (1) suy ra: nH+(1) = nCO32- = 0,02 mol; => nHCl còn lại = 0,03 - 0,02 = 0,01 mol; nHCO3- = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol; Từ (2) suy ra sau phản ứng (2) HCO3- dư, H+ hết nên số mol CO2 tính theo HCl: => nCO2 = nHCl = 0,01 mol;
Tục ngữ có câu: Nước chảy đá mòn. Xét theo khía cạnh hóa học thì được mô tả theo phương trình hóa học sau:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 thuộc phản ứng nào?
Phản ứng trên từ 3 chất tham gia phản ứng sinh ra 1 chất sản phẩm
→ thuộc phản ứng hóa hợp.
Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
Ta có = 0,175.2 = 0,35
Coi hỗn hợp phản ứng với NaOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl
HCl (0,35) + NaOH (0,35) → NaCl + H2O
H2N-C3H5-(COOH) (0,15) + 2NaOH (0,3) → H2N-C3H5-(COONa) + 2H2O
nNaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol
Có những muối sau :
A. CuSO4 ; B. NaCl; C. MgCO3 ; D. ZnSO4 ; E. KNO3.
Hãy cho biết muối nào :
a) Không nên điều chế bằng phản ứng của kim loại với axit vì gây nổ, không an toàn.
b) Có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit sunfuric loãng.
c) Có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohiđric.
d) Có thể điều chế bằng phản ứng trung hoà giữa hai dung dịch.
e) Có thể điều chế bằng phản ứng của muối cacbonat không tan với dung dịch axit sunfuric.
a) B. NaCl ; E. KNO3
b) D. ZnSO4 ;
c) B. NaCl;
d) B. NaCl; E. KNO3
e) A. CuSO4 ; D. ZnSO4.
Hãy nêu ví dụ về phản ứng tạo ra muối từ:
a) hai đơn chất.
b) hai hợp chất.
c) một đơn chất và một hợp chất.
Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Phản ứng tạo muối.
a) Từ hai đơn chất: Fe + S → FeS ; 2Na + Cl2 → 2NaCl
b) Từ hai hợp chất: HCl + KOH → KCl + H2O ; K2O + CO2 → K2CO3
c) Từ một đơn chất và một hợp chất: Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 +3H2O
Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
Ở phản ứng a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Ở phản ứng b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.
Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại ?
Câu A. Tính cứng.
Câu B. Tính dẫn điện.
Câu C. Ánh kim.
Câu D. Tính dẻo.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.