Cho sơ đồ phản ứng sau:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (tùy chọn).
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl.
b) Số phân tử Na2CO3 : số phân tử CaCl2 = 1 : 1
Số phân tử CaCO3 : số phân tử NaCl = 1 : 2
Số phân tử Na2CO3 : số phân tử NaCl = 1 : 2
Số phân tử CaCl2 : Số phân tử CaCO3 = 1 : 1
Người ta dùng quặng boxit để sản xuất Al. Hàm lượng Al2O3 trong quặng là 40%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng ? Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%.
Thực tế do một số nguyên nhân, chất tham gia phản ứng không tác dụng hết, nghĩa là hiệu suất dưới 100%. Người ta có thể tính hiệu suất phản ứng như sau :
1. Dựa vào một trong các chất tham gia phản ứng, công thức tính : H% =(Lượng thực tế đã pu/Lượng tổng số đã lấy ra).100%
2.Dựa vào một trong các chất tạo thành, công thức tính :
2Al2O3 → 4Al + 3O2
Dựa vào phương trình ta có: Cứ 204g Al2O3 thì tạo ra 108g Al
⇒ Để tạo ra 4 tấn Al thì khối lượng Al2O3 cần = 4.204/108 = 7,55g
Hiệu suất phản ứng là 90%, có nghĩa là 7,55 tấn Al2O3 chỉ chiếm 90% khối lượng phải dùng.
Khối lượng oxit phải dùng : 7,55x100/90 = 8,39 tấn
Khối lượng quặng boxit: 8,39x100/40 = 20,972 tấn
Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3, thu được 0,1 mol NO2 (sản phảm khửduy nhấ tcủa N+5) và còn 2,2 gam Fe không tan. Giá trị của m là
Bte: (pư) => nFe (pư) = 0,05 mol
=> mFe = 0,05.56 + 2,2 = 5 gam
Cho cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) các nguyên tố như sau: (1) 1s22s22p63s23p64s1; (2) 1s22s22p63s23p3; (3) 1s22s22p63s23p1; (4) 1s22s22p3; (5) 1s22s22p63s2; (6) 1s22s22p63s1; Các cấu hình electron không phải của kim loại là:
Đáp án B Phân tích: Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đề có ít e ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e) nên ta có thể dễ dàng loại cấu hình e của (2) và (4). Vậy các cấu hình e không phải là của kim loại là: (2) và (4).
Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
(1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.
(2). Đun sôi nước.
(3).Đốt một mẫu cacbon.
Hỏi:
a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì?
b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?
c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
a) Sản phẩm mới xuất hiện ở thí nghiệm 1 đó là FeCl2 và H2.
Và ở thí nghiệm 3 đó là CO2.
TN1: Fe + HCl → FeCl2 + H2
TN3: C + O2 → CO2
b) Đó là TN2, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
c) Đó là TN3 do sự cháy xảy ra.
Có 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng khí. Viết các phương trình hóa học.
Dẫn hai khí lần lượt lội qua dung dịch nước brom nếu khí nào làm mất màu dung dịch nước brom là SO2. Còn khí kia dẫn vào bình đựng nước vôi trong nếu thấy kết tủa làm nước vôi trong vẩn đục là CO2
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.