Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe và Cu. Hòa tan 37,25 gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 20,16 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác, cho 37,25 gam X tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được 10,64 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X:
Giải
37,35 g X gồm: Al ( a mol), Fe (b mol), Cu (c mol)
BTKL => 27a + 56b + 64c = 37,25
BT e => 3a + 3b + 2c = 2.0,9 = 1,8
3a + 2b = 0,95
=>a = 0,15; b = 0,25; c = 0,3
=> %mCu = (0,3.64.100) : 37,25 = 51,54%
Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion:
Câu A. NaCl
Câu B. HCl
Câu C. H2O
Câu D. Cl2
Câu A. Gly-Ala.
Câu B. Saccarozơ.
Câu C. Tristearin.
Câu D. Fructozơ.
Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam (giả sử toàn bộ lượng kim loại Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
Áp dụng: Tăng giảm khối lượng:
1 mol Fe phản ứng làm khối lượng kim loại tăng 8 gam
xmol------------------------------------------------1 gam
nFe = 1/8 mol => m Fe = 7 gam
Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rắng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3+ H2O
nAg = 2nglucozo = (2.18)/180 = 0,2 (mol)
⇒ mAg = 0,2. 108 = 21,6g
Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta có nhận xét
- Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử.
- Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa.
a) Hãy giải thích điều nhận xét trên.
b) Đối với mỗi chất, hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.
a) Khí H2S và axit sunfuric đặc tham gia các phản ứng oxi hóa – khử thì khí H2S chỉ thể hiện tính khử và H2SO4 đặc chỉ thể hiện tính oxi hóa. Vì trong H2S số oxi hóa của S chỉ có thể tăng, trong H2SO4 số oxi hóa S chỉ có thể giảm.
Vì trong H2S số oxi hóa của S là -2 (là số oxi hóa thấp nhất của S) nên chỉ có thể tăng (chỉ thể hiện tính khử), trong H2SO4 số oxi hóa của S là +6 (là số oxi hóa cao nhất của S) nên chỉ có thể giảm (chỉ thể hiện tính oxi hóa).
b) Phương trình phản ứng hóa học:
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.