Cho dung dịch A chứa hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong môi trường H2SO4 loãng. Lấy 25,00 ml A rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,025 M thì hết 18,15 ml dung dịch đó. Lại lấy 25,00 ml A nữa rồi thêm vào đó lượng dư dung dịch NH3, lọc, rửa kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, cân được 1,2 gam.
a. Viết các phương trình hóa học.
b. Tính nồng độ mol của các muối sắt.
a. 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O (1)
FeSO4 + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4 (2)
Fe2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Fe(OH)3 + 3(NH4)2SO4 (3)
4Fe(OH)2 + O2 --t0--> 2Fe2O3 + 4H2O (4)
2Fe(OH)3 --t0--> Fe2O3 + 3H2O (5)
b. Theo (1) nKMnO4 = 0,025.0,01815 = 4,5375.10-4 mol
nFeSO4 = 5nKMnO4 = 2,26875. 10-3 mol
CMFeSO4 = 2,26875. 10-3 : 0,025 = 0,09 M
Theo (2), (4):
nFe2O3 = 2,26875. 10-3 : 2 = 1,134.10-3 mol
Tổng nFe2O3 = 1,2 : 160 = 7,5.10-3 mol
nFe2O3 (5) = 7,5.10-3 – 1,134.10-3 = 6,366.10-3 mol = nFe2(SO4)3 (3)
CM(Fe2(SO4)3) = 6,366.10-3 : 0,025 = 0,255 M
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
Câu A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
Câu B. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị -amino axit.
Câu C. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím
Câu D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Tìm X?
nHCl = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol
⇒ na.a = 0,2 – 0,1 = 0,1
m (H2N – R – COONa) = 15,55 – 0,1.58,5 = 9,7
M (H2N – R – COONa) = 9,7: 0,1 = 97
R = 14 (-CH2-)
Cho 4,5 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,15 gam muối. Tên gọi của X là
Gọi công thức của amin X là R – NH2
PTHH: R – NH2 + HCl → R – NH3Cl
Bảo toàn khối lượng ⟹ mX + mHCl = mmuối
⟹ mHCl = 3,65 (g) ⟹ nHCl = 0,1 (mol).
Theo PTHH ⟹ nX = nHCl = 0,1 (mol).
⟹ MX = MR + 16 = 45
⟹ MR = 29 (C2H5).
Vậy X là C2H5NH2 (etyl amin).
Câu A. HNO3
Câu B. Fe(NO3)3
Câu C. AgNO3
Câu D. HCl
Có gì giống và khác nhau khi cho khí CO2 và dung dịch HCl loãng tác dụng với dung dịch NaAlO2? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra
- Kết tủa xuất hiện, không tan trong CO2 dư :
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
- Kết tủa xuất hiện rồi tan trong dung dịch HCl dư :
NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.