Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Coi khối lượng của nguyên tử tập trung trong hạt nhân. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử crom là bao nhiêu?
Thực tế coi nguyên tử là một quả cầu rỗng, khối lượng tập trung ở hạt nhân.
Thể tích hạt nhân là : V = 4/3 πr3= 3,76.10-39 (cm3)
Vậy khối lượng riêng của hạt nhân là :
D = m/V = (52.1,67.10-27)/(3,76.10-39 ) = 2,31.10-13 (kg/cm3)
Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Nguyên tử khối của N = 14 đvC
⇒ Nguyên tử khối của X = 2 x 14 = 28 (đvC)
Vậy X là nguyên tố silic (Si)
Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a?
nCO2 = 0,07mol; nNaOH = 0,08 mol
⇒ nNa2CO3 = 0,01 mol; nNaHCO3 = 0,06 mol
⇒ nBaCO3 = 0,02 mol < nBaCl2 = 0,04 mol ⇒ nCO32- = nBaCO3 = 0,02 mol
OH- + HCO3- → CO32-
nOH- = nCO32- = 0,02 mol ⇒ a = 0,01/0,25 = 0,04 mol
Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ phản ứng.
Cho biết:
a) Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước.
b) Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.
Hiện tượng TN2.a
+ Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì
+ Ống nghiệm 2: thấy nước vôi trong vẩn đục
Giải thích :
+ Ống 1: không có phản ứng hóa học xảy ra
+ Ống 2: Đã xảy ra phản ứng vì xuất hiện chất mới làm đục nước vôi trong là canxicacbonat
Phương trình bằng chữ :
Canxi hidroxit (nước vôi trong) + cacbon đioxit (hơi thở)→ Canxi cacbonat + nước
Hiện tượng TN2.b
- Nhỏ Na2CO3:
+ Ống 1: Không có hiện tượng gì.
+ Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích:
+ Ống 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.
+ Ống 2: Đã xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất mới.
Phương trình chữ:
Canxi hiđroxit + Natricacbonat → Canxi cacbonat + Natri hiđroxit.
Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
a) Phương trình hoá học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b) Khối lượng dung dịch CuSO4 : mdd CuSO4 = 1,12 x 50 = 56 (gam).
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
64x — 56x = 5,16 - 5 = 0,16 (gam) => x = 0,02 mol.
mCuSO4 tham gia phản ứng = 0,02 x 160 = 3,2 (gam);
100 gam dung dịch CuSO4 có 15 gam CuSO4 nguyên chất.
56 gam dung dịch CuSO4 có X gam CuSO4 nguyên chất.
x = 56x15/100 = 8,4g; mCuSO4 còn lại = 8,4 - 3,2 = 5,2g
mFeSO4 = 0,02 x 152 = 3,O4g
mdd sau p/u = 56 - 0,16 = 55,84g
C%CuSO4 = 5,2/55,84 x 100% = 9,31%
C%FeSO4 = 3,O4/55,84 x 100% = 5,44%
Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn cation có trong Y cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
nN+ = nOH- = nNaOH = 0,6 mol
Khi cho NaOH vào dung dịch Y ( chứa các ion: Mg2+; Fe2+; H+dư; Cl-) các ion dương sẽ tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa.
⇒ Dung dịch sau phản ứng chỉ gồm Na+ và Cl-
⇒ nNa+ = nCl- = 0,6 mol
⇒ nH+ = nCl- = 0,6 mol
⇒ VHCl = 0,6/2 = 0,3 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.