Dung dịch X chứa a mol Na+; b mol Mg2+; c mol Cl- và d mol SO42-. Tìm biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa a mol Na+; b mol Mg2+; c mol Cl- và d mol SO42-. Tìm biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d


Đáp án:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

nNa+ + 2nMg2+ = nCl- + 2 nSO42-

⇒ a + 2b = c + 2d

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định đồng phân của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Làm bay hơi 3,7 gam este nó chiếm thể tích bằng thể tích của 1,6 gam O2 trong cùng điều kiện. Este trên có số đồng phân là: (cho C=12; H=1; O=16)


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng: A+ 2B → C Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4 a) Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu. b) Tĩnh tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng: A+ 2B → C

Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4

a) Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu.

b) Tĩnh tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.


Đáp án:

a) Tốc độ ban đầu:

Vban đầu = k.[A].[B]2= 0,4.[0,3].[0,5] 2 =0,3 mol/ls

b) Tốc độ tại thời điểm t

Khi nồng độ A giảm 0,1 mol/lít thì B giảm 0,2 mol/l theo phản ứng tỉ lệ 1 : 2

Nồng độ tại thời điểm t:

[A’] = 0,3 – 0,1 =0,2 (mol/l)

[B’]=0,5 -0,2 =0,3 (mol/l)

V= k.[A’].[B’] 2= 0,4.[0,2].[0,3] 2=0,0072 mol/ls

Xem đáp án và giải thích
1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo: - lượng chất. - khối lượng chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo:

- lượng chất.

- khối lượng chất.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng

Fe + S → FeS

2Al + 3S → Al2S3

b) Gọi nFe = x mol, theo PT ⇒ nS (1) = nFe = x mol

Gọi nAl = y mol, theo PT ⇒ nS (2) = 3/2.nAl = 3/2y mol

⇒ nS = x +3/2y = 0,04 mol

mhh = 56x + 27y = 1,1.

Giải hệ phương trình ta có x = 0,01 mol, y= 0,02 mol.

Tỉ lệ % sắt và nhôm trong hỗn hợp theo lượng chất ( theo số mol là):

Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp theo khối lượng chất:

mAl = 0,02 x 27 = 0,54g

mFe = 0,01 x 56 = 0,56g.

%mAl = 0,54/1,1 . 100% = 49,09%

%mFe = 100% - 49,09% = 50,91%

Xem đáp án và giải thích
Xác định tên chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy chuyển hóa sau:

CaC2 ( + H2O ) → X ( + H2/ Pb/PbCO3, t0 ) → Y ( + H2O/H2SO4, t0 ) → Z. Tên gọi của X và Z lần lượt là:


Đáp án:
  • Câu A. axetilen và ancol etylic.

  • Câu B. axetilen và etylen glicol.

  • Câu C. etan và etanal.

  • Câu D. etilen và ancol etylic.

Xem đáp án và giải thích
Amino acid peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính.

  • Câu B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

  • Câu C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

  • Câu D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…