Tính acid - baso
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng tính bazơ?

Đáp án:
  • Câu A. C2H5ONa, NaOH, NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2

  • Câu B. C6H5NH2, CH3C6H4NH2, NH3,CH3NH2, C2H5ONa, NaOH

  • Câu C. NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2, C2H5ONa, NaOH

  • Câu D. C6H5NH2, CH3C6H4NH2, NH3, CH3NH2, NaOH, C2H5ONa Đáp án đúng

Giải thích:

Ta chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: NaOH, C2H5ONa Nhóm 2: C6H5NH2,CH3C6H4NH2, NH3,CH3NH2 Theo thứ tự ưu tiên ta luôn có: Tính bazơ của nhóm 1 > nhóm 2 Với nhóm 1: Theo lưu ý trên thì C2H5ONa > NaOH Với nhóm 2: – CH3NH2 có gốc CH3 đẩy e → mạnh nhất (gốc hidrocacbon càng dài càng phức tạp thì đẩy càng mạnh). – NH3 không có nhóm hút và nhóm đẩy → NH3 nhỏ hơn CH3NH2 và lớn hơn 2 chất kia. – CH3C6H4NH2 có thêm 1 gốc –CH3 đẩy e →có tính bazơ mạnh hơn C6H5NH2 (chỉ chứa nhóm hút).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.

 

Đáp án:

1. Axit

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Ví dụ: HCl → H+ + Cl

+ Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.

Ví dụ : H2SO4, H3PO4

+ Những axit mà tan trong nước phân li 1 nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.

2. Bazo

Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.

Ví dụ : KOH → K+ + OH–

+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH–

Zn(OH)2 ⇔ ZnO22- + 2H+

3. Muối

Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

Ví dụ : K2CO3 → 2K+ + CO32-

+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.

+ Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+

Xem đáp án và giải thích
Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?


Đáp án:

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (PTN) và trong công nghiệp (CN).

- Nguyên liệu:

PTN: KClO3 hoặc KMnO4(chất giàu oxi, phản ứng thực hiện nhanh, dễ dàng)

CN: Không khí và nước.

- Sản lượng:

PTN: Thể tích nhỏ dùng cho thí nghiệm.

CN: Sản lượng lớn dùng cho công nghiệp và y tế.

- Giá thành:

PTN: Giá thành cao.

CN: Giá thành hạ vì nguyên liệu là không khí và nước.

Cách điều chế trong CN và PTN cũng khác nhau, trong PTN nhiệt phân KClO3 (hoặc KMnO4) còn trong CN từ hóa lỏng không khí hay điện phân nước.

Xem đáp án và giải thích
Để dập tắt xăng, dầu cháy người ta làm như sau: a) Phun nước vào ngọn lửa. b) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để dập tắt xăng, dầu cháy người ta làm như sau:

a) Phun nước vào ngọn lửa.

b) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.

c) Phủ cát vào ngọn lửa.

Cách làm nào ở trên là đúng. Giải thích.

 

Đáp án:

Cách làm đúng là b và c vì ngăn không cho xăng, dầu tiếp xúc với không khí.

Cách làm a là sai vì khi đó dầu loang nhanh trên mặt nước, gây cháy diện rộng hơn.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam P trong 100 gam dung dịch HNO3 63% (đặc nóng) thu được dung dịch X và V lít (đktc) khí NO2 duy nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam P trong 100 gam dung dịch HNO3 63% (đặc nóng) thu được dung dịch X và V lít (đktc) khí NO2 duy nhất. Tìm V?


Đáp án:

P (0,1) + 5HNO3 (0,5 mol) → H3PO4 + 5NO2 + H2O

⇒ HNO3 dư; nNO2 = 5nP = 0,5 mol

⇒ V = 11,2 lít

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra. b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.

b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

b) Gọi nNa2SO3 = x mol; nNaHSO3 = y mol 

nNaOH = 2x + y = 0,25.

nSO2 = x + y = 0,2.

Giải ra ta có: x = 0,05, y = 0,15.

mNaHSO3 = 0,15 x 104 = 15,6g.

mNa2SO3 = 0,05 x 126 = 6,3g.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…