Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17.
a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.
a) Vị trí của các nguyên tố X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hoàn:
X (Z = 9) ls2 2s2 2p5. Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
Y (Z = 16) ls2 2s2 2p6 3s2 3p4. Thuộc chu kì 3, nhóm VIA.
Z (Z = 17) ls2 2s2 2p6 3s2 3p5. Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
b) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.
Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol, HCO3- y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
nHCO3- = 2nCa2+ + 2n Mg2+ - nCl- = 0,2 + 0,6 – 0,4 = 0,4 mol
m muối = m HCO3- + mCa2+ + mMg2+ + mCl- = 0,1.40 + 0,3.24 + 0,4.35,5 + 0,4.61
m muối = 49,8g
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước
- Tiến hành TN:
+ Lấy 3 ống nghiệm
+ Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ
+ Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ
+ Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.
- Hiện tượng:
Khi chưa đun:
+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
+ Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.
Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.
Na + H2O → NaOH + 1/2 H2.
Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.
- Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O
Khi đun sôi:
+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
+ Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.
+ Ống 3: Không có hiện tượng.
- Giải thích
Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.
Mg + 2H2O --t0--> Mg(OH)2 + H2
Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện
Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.
Thí nghiệm 2: Phản ứng của MgO với nước
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm ít bột MgO, thêm 2ml H2O, lắc nhẹ
+ Lấy 1 giọt chất lỏng nhỏ vào giấy phenolphtalein
+ Sau đó đun sôi chất lỏng, để nguội
+ Nhỏ 1 giọt chất lỏng vào giấy phenolphtalein.
- Hiện tượng: Trước khi đun, dung dịch làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt
Khi đun sôi, dung dịch làm giấy phenol chuyển sang màu hồng
- Giải thích: Do MgO tan ít trong nước tạo Mg(OH)2 kết tủa trắng, tan 1 phần trong nước nên làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt.
Khi đun sôi, phản ứng xảy ra mạnh hơn nên dung dịch làm giấy phenol, chuyển sang màu hồng
PTHH: MgO + H2O → Mg(OH)2
Thí nghiệm 3: So sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4
- Tiến hành TN:
+ Pha chế các dd CaCl2 và BaCl2 có cùng nồng độ mol
+ Cho vào ống 1: 2ml dd muối CaCl2; ống 2: 2ml dd muối BaCl2
+ Nhỏ vào mỗi ống 5 giọt dd CuSO4
- Hiện tượng:
+ Ống 1: dung dịch có màu xanh lam
+ Ống 2: xuất hiện kết tủa trắng đục
- Giải thích
+ Ống 1: CuSO4 đã tác dụng 2 phần với CaCl2 tạo ra muối CaSO4 ít tan và muối CuCl2 làm cho dung dịch có màu xanh
+ Ống 2: CuSO4 đã tác dụng với BaCl2 tạo ra muối BaSO4 kết tủa trắng
Kết luận: Tính tan của 2 muối: CaSO4 (ít tan) > BaSO4 (không tan)
PTHH
CuSO4 + CaCl2 → CuCl2 + CaSO4
CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4↓ trắng
Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường. Có thể lấy khối lượng đường là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước?
300 gam nước có thể hòa tan tối đa 3.200 = 600 gam đường nên lấy 600 gam đường sẽ thu được dung dịch bão hòa.
Để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước, khối lượng đường có thể lấy là dưới 600 gam.
Người ta điều chế polistiren theo sơ đồ sau:
benzen -+C2H4, H+→ etylbenzen --H2→ stiren → polistiren. Tính khối lượng benzen cần lấy để có thể điều chế được 104 gam polistiren. Biết hiệu suất chung của quá trình điều chế đạt 60%.
nC6H6 -H = 60%→ nC8H8
78g → 104g
104. (78/104) : 60% = 130g ← H = 60%- 104g
A, B,C là ba hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử là và có chức hoá học khác nhau. A, B có tính chất lưỡng tính, C tác dụng được với hiđro mới sinh. Xác định công thức cấu tạo phù hợp của A, B, C.
A :
B:CH2=CHCOONH4
C:CH3−CH2−CH2−NO2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.