Cho 6,72 gam bột Fe vào 140 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X có khối lượng giảm đi m gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Giá trị m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,72 gam bột Fe vào 140 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X có khối lượng giảm đi m gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Giá trị m là


Đáp án:

nFe = 0,12, nAgNO3 = 0,28 mol. Ta thấy 2nFe < nAg+ < 3nFe => nFe tan hết và Ag+ bị khử hết

Khối lượng giảm đi = mAg - mFe = 23,52 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thì lượng kết tủa là 15,6g. Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thì lượng kết tủa là 15,6g. Tìm V?


Đáp án:

nAl3+ = 0,3 ≠ n↓ = 15,6:78 = 0,2

OH- lớn nhất khi: nOH- = 4nAl3+ - n↓ = 1 mol

⇒ V = 2 lít

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định chất dựa vào cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là:


Đáp án:
  • Câu A. Fructozơ

  • Câu B. Amilopectin

  • Câu C. Xenlulozơ

  • Câu D. Saccarozơ

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm : Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm : Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh.


Đáp án:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Bọt khí hidro thoát ra ít và chậm do H2 sinh ra trên bề mặt lá kẽm cản trở phản ứng. Khi thêm CuSO4 : Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Cu được giải phóng bám trên viên kẽm hình thành cặp pin điện hóa Zn – Cu trong đó

Zn là cực âm và bị ăn mòn Zn → Zn2+ + 2e

Electron đến cực dương là Cu, tại đây 2H+ + 2e → H2

Bọt khí hidro thoát ra ở cực dương nhiều và liên tục.

Xem đáp án và giải thích
Đồng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các dung dịch loãng: (1) AgNO3, (2) FeCl2, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là.

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?


Đáp án:

Sử dụng sơ đồ đường chéo tính được nNO = 0,02 mol và nNO2 = 0,02 mol

Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO + nNO2 → nCu = 0,04 mol

→ nCuO = 0,01

→ B chứa Cu(NO3)2 (0,05 mol)

Thêm vào B: nCu = 0,075 mol và nH2SO4 = 0,05 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,075   0,1      0,1                     → 0,025

→ V = 0,56 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…