Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòan toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dd NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là
Câu A. 35,24%
Câu B. 45,71%
Câu C. 19,05% Đáp án đúng
Câu D. 23,49%
Đáp án : C; Hướng dẫn: nBr2 = 0,02 mol; Ta có: {mCH3COOH + mCH2 = CHCOOH + mCH3CH2COOH = 3,15gam; nCH2 = CHCOOH = nBr2 = 0,02 mol; nCH3COOH + nCH2 = CHCOOH + nCH3CH2COOH = nNaOH = 0,045 mol; Þ { 60nCH3COOH + 72nCH2 = CHCOOH + 74nCH3CH2COOH = 3,15; nCH2 = CHCOOH = nBr2 = 0,02 ; nCH3COOH + nCH2 = CHCOOH + nCH3CH2COOH = nNaOH = 0,045 mol; Þ { nCH3COOH = 0,01 mol; nCH2=CHCOOH = 0,02 mol; nCH3CH2COOH = 0,015 mol; Þ mCH3COOH = 0,6g Þ %mCH3COOH = 19,05%.
Câu A. Tinh bột là polime có cấu trúc dạng mạch phân nhánh và không phân nhánh.
Câu B. Tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng từ 65 độ C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt.
Câu C. Tinh bột không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
Câu D. Etanol có thể được sản xuất bằng phương pháp lên men các nông sản chứa nhiều tinh bột.
Cho 7,80 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 2,688 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,64 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:
Giải
Ta có: nMg = 7,8 : 24 = 0,325 mol
nB = 2,688 : 22,4 = 0,12 mol; MB = 23
→ 2 khí tạo ra là H2 và NO
Sử dụng PP đường chéo → nH2 = 0,03 mol và nNO = 0,09 mol
Vì tạo ra khí H2 nên NO3- hết.
BT e ta có: 2nMg = 8nNH4+ + 3nNO + 2nH2
→ nNH4+ = (2.0,325 – 3.0,09 – 2.0,03) : 8 = 0,04 mol
Dung dịch muối A gồm: Mg2+ : 0,325 mol
BTNT N → nK+ = 0,09 + 0,04 = 0,13 mol
BTĐT ta có: nSO42- : a mol
2.0,325 + 0,04 + 0,13 = 2a => a = 0,41 mol
BTKL : m rắn = 24.0,325 + 39.0,13 + 18.0,04 + 96.0,41 = 52,95g
X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
Câu A. Fe, Cu.
Câu B. Cu, Fe.
Câu C. Ag, Mg.
Câu D. Mg, Ag.
Cho 8 g hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng vừa đủ với 1 lít dung địch HC1 0,5M. Xác định kim loại kiềm thổ.
Gọi kim loại kiềm thổ là X (có khối lượng mol là M), oxit của nó là XO.
X + 2HCl → XCl2 + H2 (1)
XO + 2HCl → XCl2 + H2O (2)
Gọi x, y là số mol của kim loại kiềm thổ và oxit của nó. Số mol HCl tham gia phản ứng (1) và (2) là 0,5 mol.
Ta có hệ pt: Mx+ (M+16y) = 8
2x+2y = 0,5
Giải hệ phương trình ta được :
Biết 0 < x < 0,25, ta có : 0 < (< 0,25
⟹ 0 < M - 16 < 16 => 16 < M < 32
Vậy kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối bằng 24, đó là Mg.
Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ :
a) Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau.
b) Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5.
c) Có nhóm chức xeton.
d) Có mạch cacbon không phân nhánh.
a) fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam chứng tỏ phân tử fructozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau
b) fructozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm OH
c) fructozơ cộng Hidro cho poliancol C6H14O6 chứng tỏ phân tử có nhóm chức xeton
d) khử hoàn toàn fructozơ thu được hexan chứng tỏ có 6 nguyên tử C trong phân tử fructozơ tạo thành một mạch không phân nhánh.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.