Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó?


Đáp án:

Đáp ánX là este của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức, mạch hở

X là este, no đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là CnH2nO2

neste = nNaOH = 1.0,1 = 0,1 mol

Meste = 6/0,1 = 60 → 14n + 32 = 60 → n = 2

Công thức phân tử của X là C2H4O2

este X là HCOOCH3: metyl fomat

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử. a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn. b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử.

a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn.

b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn

c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?


Đáp án:

a. Sự ăn mòn sắt thép là quá trình ăn mòn điện hóa với anot bị ăn mòn là sắt, catot là cacbon

Tại anot Fe → Fe2+ + 2e

Fe2+→ Fe3+ + e

Tại catot 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Sau đó Fe2+ + 2OH-→ Fe(OH)2

Fe3+ + 32OH- → Fe(OH)3

Fe(OH)2, Fe (OH)3 →Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)

b. Tráng kẽm, thiếc ngoài vật bằng sắt, thép thì kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn do:

- Kẽm là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì kẽm bị ăn mòn trước

- Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn sẳt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì sắt bị ăn mòn trước.

c. Thiếc được dùng nhiều hơn kẽm trong việc sản xuất đồ hộp thực phẩm bởi vì các hợp chất của thiếc an toàn hơn, không gây độc cho con người như hợp chất của kẽm. Tuy nhiên để bảo vệ ông nước, xô, chậu, mái tôn thì kẽm được ưu tiên hơn thiếc vì kẽm bảo vệ sắt chống ăn mòn điện hóa tốt hơn thiếc.

Xem đáp án và giải thích
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?


Đáp án:

H2N-R-COOH (0,1 mol) + HCl → ClH3N-R-COOH (0,1 mol)

Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 suy ra R = 14: CH2

⇒ X: H2N-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Các halogen giống nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các halogen giống nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.


Đáp án:

Các halogen đều có tính oxi hóa mạnh, tạo thành ,hợp chất có số oxi hóa -1:

X + 1e -> X-

Giải thích: Vì lớp electron ngoài cùng các nguyên tử halogen có 7 electron, dễ dàng thu thêm 1 electron để tạo thành ion âm X- có cấu hình electron của khí hiếm.

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển đổi hoá học sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển đổi hoá học sau :


Đáp án:

(1) 2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3

(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

(5) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(6) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

(7) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O

(8) FeSO4 + Zn → ZnSO4 + Fe

Xem đáp án và giải thích
Công thức phân tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là

Đáp án:
  • Câu A. FeCl2.

  • Câu B. CrCl3.

  • Câu C. MgCl2.

  • Câu D. FeCl3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…