Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Lấy chất trong từng lọ đem hòa tan bằng dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp có chứa FeO và Fe2O3 và tan nhưng không sinh ra khí. 2 hỗn hợp kia tan và kèm theo hiện tượng thoát khi:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H20

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

- Lấy phần dung dịch của hai hỗn hợp chưa nhận được, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào

+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và FeO do tạo dung dịch FeCl2 khi tác dụng với NaOH tạo ra kết tủa màu trắng xanh

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và Fe2O3 do tạo dung dịch hỗn hợp FeCl2 và FeCl3 khi tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh lẫn nâu đỏ

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl

FeCl2 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ + 3NaCl

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam muối, Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam muối, Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là


Đáp án:

Gọi x, y là số mol của X và H2O thì số mol của NaOH và glixerol là 3x và x

Theo ĐLBT nguyên tố O: 6x + 2,31.2 = 1,65.2 + y

→ 6x – y = - 1,32 (1)

Khối lượng của X là 1,65.12 + 2y + 6.x.16 = 96x + 2y + 19,8 (g)

Theo ĐLBTKL:

mX + mNaOH = mmuối + mglixerol

→ 96x + 2y + 19,8 + 40.3x = 26,52 + 92x

→ 124x + 2y = 6,72 (2)

Giải hệ (1) và (2) → x = 0,03 và y = 1,5

Ta có: nX = (nCO2 – nH2O)/(k – 1)

→ k = 6

→ nBr2 = x.(k – 3) = 0,09 mol

Xem đáp án và giải thích
Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau : a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau :

a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.


Đáp án:

a) Đặt công thức hoá học của oxit lưu huỳnh là SxOy, ta có :

x:y = 50/32 : 50/ 16 = 1:2

Oxit của lưu huỳnh có công thức hoá học là SO2.

b) C: 42,8% ⇒ O: 57,2%

Gọi công thức oxit là: CxHy

⇒ x : y = 42,8/12 : 57,2/16 = 1 : 1

Vậy oxit là: CO

c) Mn: 49,6% ⇒ O: 50,4%

Gọi công thức là: MnxOy

x : y = 49,6/55 : 50,4/16 = 2 : 7

Vậy oxit là: Mn2O7

d) Pb: 86,6% ⇒ O: 13,4%

Gọi công thức của oxit là: PbxOy

x : y = 86,6/207 : 13,4/16 = 1 : 2

Vậy công thức oxit là: PbO2

Xem đáp án và giải thích
Khí không gây ô nhiễm không khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

Đáp án:
  • Câu A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.

  • Câu B. Quá trình quang hợp của cây xanh.

  • Câu C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.

  • Câu D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,6g anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Công thức của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,6g anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Công thức của X là gì?


Đáp án:

nAg = nCO2 = 0,1 mol

Nếu anđehit không phải là HCHO, M = 3,6/0,05 = 72 ⇒ C3H7O

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Tìm giá trị tối thiểu của V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Tìm giá trị tối thiểu của V


Đáp án:

Số mol Fe = 0,02 mol; số mol Cu = 0,03 mol; số mol H+ = 0,4 mol; số mol NO3- = 0,08 mol

Các phản ứng xảy ra:

Fe + 4H+ + 2NO3- → Fe3+ + 2NO↑ + 2H2O

0,02   0,08   0,02   0,02 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

0,03    0,08    0,02    0,03 mol

Sau 2 phản ứng trên, trong dung dịch X có 0,02 mol Fe3+; 0,03 mol Cu2+ và 0,24 mol H+ dư, ngoài ra còn có ion NO3- và SO42-. Tuy nhiên chỉ có 3 loai ion đầu là phản ứng với OH-.

H+ + OH- → H2O

0,24    0,24

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

0,02    0,06

Cu2+ + 2OH → Cu(OH)2

0,03    0,06

Tổng số mol OH- = 0,24 + 0,06 + 0,06 = 0,36 mol → V = 360ml

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…