Cho 5,94 g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74 g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4. Thành phần hỗn hợp đầu là?
- Gọi số mol của Na2CO3 là x và của K2CO3 là y mol
Na2CO3 + H2SO4 --> Na2SO4 + CO2 + H2O
x x
K2CO3 + H2SO4 --> K2SO4 + CO2 + H2O
y y
Ta có hệ phương trình: 106x + 138y = 5,94 và 142x + 174y = 7,74
=> x = 0,03; y = 0,02
⇒ mNa2CO3= 106.0,03 = 3,18 (gam)
mK2CO3= 138.0,02 = 2,76 (gam)
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,45 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1). Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 87,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
Giải
Chất rắn T gồm 3 kim loại là Cu (2x), Ag (x) và Fe dư (y)
mT = 64.2x + 108x + 56y = 87,6 (1)
Bảo toàn electron: 2.2x + x + 3y = 1,2.2 (2)
Từ (1), (2) → x = y = 0,3
Bảo toàn electron:
2(a - y) +0,45.2 = 2.2x + x → a = 0,6
Câu A. Là thành phần tạo nên chất dẻo.
Câu B. Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
Câu C. Là cơ sở tạo nên sự sống.
Câu D. Là dinh dưỡng trong thức ăn của người và động vật.
Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2 , phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 9
Câu D. 8
Trong 0,25 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?
Số nguyên tử sắt có trong 0,25 mol nguyên tử sắt là:
A = n.N = 0,25.6.1023 = 1,5.1023 nguyên tử
Nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất rắn màu trắng sau:
a) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
b) Tinh bột, glucozơ, saccarozơ.
a) – Lần lượt cho các mẫu chất vào nước :
+ Chất tan trong nước là saccarozơ.
+ 2 chất còn là là tinh bột và xenlulozo
- Cho hai chất còn lại tác dụng với với dung dịch iot
+ Mẫu thử nào chuyển sang màu xanh là tinh bột, chất còn lại là xenlulozơ
b) – Cho các mẫu thử hòa tan vào nước
+ Chất không tan là tinh bột.
+ 2 chất còn lại tan trong nước là glucozo và saccarozo
- Cho hai chất còn lại tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3 dư
+ Chất nào có phản ứng tráng gương (tạo chất màu snasg bạc bám trên thành ống nghiệm) đó là glucozơ, còn lại là saccarozơ.
PTHH: C6H12O6 + Ag2O --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.