Cho 4,08 gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và 1,76 gam hỗn hợp hai kim loại có cùng số mol. Biết tỉ khối của Y đối với H2 là 8. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Giải
Hỗn hợp kim loại gồm nMg = nCu = 0,02 mol
Sử dụng PP đường chéo: Khí B chứa nNO = nH2 = 0,02 mol
Ta có: nMg bđ = 0,17 mol
→ nMg pư = 0,15 mol
Bảo toàn electron: 2nMg pư = 2nCu + 3NO + 2nH2 + 8nNH4+ → nNH4+ = 0,02 mol
Dung dịch A chứa Mg2+ (0,15); NH4+ (0,02); SO42-
BTĐT 2.0,15 + 0,02 = 2nSO42- → nSO42- = 0,16 mol
→ m muối = mMg2+ + nSO42- + nNH4+ = 19,32 gam
Chất nào sau đây vừa có phản ứng với H2NCH(CH3)COOH vừa có phản ứng với C2H5NH2?
Câu A. CH3OH.
Câu B. NaOH.
Câu C. HCl.
Câu D. NaCl.
Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Tìm m?
nFe = 0,05mol ; nAgNO3 = 0,02mol và nCu2+ = 0,1 mol
Fe + 2AgNO3 → 2Ag + Fe2+
0,01 0,02 0,02
Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+
0,04 0,04
mX = mAg + mCu = 4,72 gam
Mật ong để lâu ngày thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì, làm thế nào để chứng tỏ hạt rắn đó là chất hữu cơ?
Hiện tượng kết tinh đường glucozơ và fructozơ do nước trong mật ong bay hơi. Đốt nhưng hạt rắn đó, hạt rang cháy và hóa than ⇒ chất hữu cơ.
a) Axit sunfuric đặc dùng làm khô khí ẩm, hãy lấy một ví dụ. Có một số khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy lấy một ví dụ và cho biết vì sao.
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than, được gọi là sự hóa than. Lấy ví dụ về sự hóa than của glucozơ và saccarozơ. Viết sơ đồ phản ứng.
c) Sự làm khô là sự hóa than nói trên khác nhàu như thế nào?
a) Axit sunfuric đặc làm khô khí CO2 nhưng không làm khô được khí H2S vì có phản ứng: H2S + H2SO4 -> SO2 + S + 2H2O.
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều chất hữu cơ thành than:
C6H12O6 -> 6C + 6H2O (glucozơ)
C12H22O11 -> 12C+ 11H2O (saccarozơ)
c) Sự làm khô: Chất không thay đổi.
Sự hóa than: Chất biến thành chất khác trong đó có cacbon.
Chứng minh rằng phân tử khối của amino axit có công thức tổng quát (trong đó R là gốc hiđrocacbon ) là một số lẻ.
luôn là số lẻ.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.