Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau (được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của ba amin là :
Câu A. C2H7N, C3H9N, C4H11N Đáp án đúng
Câu B. C3H7N, C4H9N, C5H11N
Câu C. CH5N, C2H7N, C3H9N
Câu D. C3H8N, C4H11N, C5H13N
- Gọi X là chất có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong 3 amin. Cho amin tác dụng với HCl thì: BTKL: nHCl = (m(muối) - mAmin)/ 36,5 = 0,32 mol; nX = 0,02 mol; nY = 0,2 mol; nZ = 0,1 mol; nX.MX + nY.(MX + 14) + nZ(MX + 28) = mAmin =2 Þ MX = 45; Vậy 3 amin có CTPT lần lượt là : C2H7N, C3H9N, C4H11N
Hóa học có thể làm gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm?
Để góp phần giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho nhân loại, hóa học có những hướng hoạt động chính như sau :
- Nghiên cứu và sản xuất các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật, động vật như: sản xuất các loại phân bón hóa học, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ...
- Nghiên cứu sản xuất những hóa chất bảo quản lương thực thực phẩm để nâng cao chất lượng của lương thực, thưc phẩm sau khi thu hoạch.
- Bằng con đường chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học để nâng cao chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến thực phẩm nhân tạo như : tổng hợp chất béo nhân tạo, chuyển hóa dầu, ...
Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính hiệu suất quá trình lên men giấm?
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
nC6H12O6 = 180:180 = 1 mol
⇒ nC2H5OH = 2.1.80% = 1,6 mol
⇒ Có 0,16 mol C2H5OH tham gia phản ứng lên men giấm
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
nCH3COOH = nNaOH = 0,2.0,72 = 0,144 mol = nC2H5OH pư
%H = (0,144.100) : 0,16 = 90%
Câu A. y = 100x
Câu B. y = 2x
Câu C. y = x+2
Câu D. y = x - 2
Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây :
– Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.
– Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.
– Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro.
– Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Hai phương trình hóa học của mỗi trường hợp :
a) Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ :
3Fe + 2O2 → Fe3O4(nhiệt độ cao)
2Mg + O2 → 2MgO(nhiệt độ cao)
b) Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(nhiệt độ cao)
2Al + 3S → Al2S3(nhiệt độ cao)
c) Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro:
2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
d) Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag ↓ .
Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
Câu A. 5
Câu B. 3
Câu C. 4
Câu D. 2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.