Câu A. Cồn.
Câu B. Giấm ăn.
Câu C. Muối ăn.
Câu D. Xút. Đáp án đúng
Chọn D. - Để hạn chế khí NO2 bị thoát ra khỏi môi trường thì dung dịch dùng để loại bỏ khí phải phản ứng được với khí và tạo sản phẩm không gây độc hại cho môi trường. Do đó trong quá trình làm thí nghiệm người ta dùng bông tẩm dung dịch kiềm (xút) để hạn chế tốt nhất khí NO2 theo phương trình sau: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
Khi cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l thì thể tích dung dịch HNO3 tham gia phản ứng là 850 ml. Sau phản ứng thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là
Giải
Ta có: mO = (18,367 . 39,2) : 100 = 7,2 gam
=>nO = 7,2 : 16 = 0,45 mol
Quy đổi M thành Fe: x; Cu: y; O: 0,45 mol
=>m(Cu + Fe) = 39,2 – 7,2 = 32 gam
BTKL hh M: 56x + 64y = 32 gam (1)
BT e: 3nFe + 2nCu = 2nO + 3nNO
=>3x + 2y = 2.0,45 + 3.0,2 = 1,5
=>3x + 2y = 1,5 (2)
Từ (1), (2) => x = 0,4 mol và y = 0,15 mol
Bảo toàn nguyên tố N : nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2nCu(NO3)2 + nNO
=>nHNO3 = 3.0,4 + 2.0,15 + 0,2 = 1,7 mol
=>a = 1,7 : 0,85 = 2M
Metyl fomat có CTPT là:
Câu A. CH3COOCH3
Câu B. CH3COOC2H5
Câu C. HCOOC2H5
Câu D. HCOOCH3
Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.
Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitơ gấp 4 lần khí oxi, diện tích tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.
Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là:
Câu A. Fructozơ
Câu B. Amilopectin
Câu C. Xenlulozơ
Câu D. Saccarozơ
Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia đôi. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu ?
Phần 1:
Chỉ có glucozo tham gia phản ứng tráng gương:
nglucozo = 1/2. nAg = 0,01 mol
Phần 2:
Thủy phân a mol tinh bột → a.n mol glucozo
Ta có: a.n + 0,01 = 1/2. nAg = 0,03 ⇒ a.n = 0,02 mol
%mglucozo = ((0,01.180) : (0,01.180 + 0,02.162)).100% = 35,71%
⇒ %mtinh bột = 100% - 35,71% = 64,29%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.