Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?


Đáp án:

Điểm giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

Điểm khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: sự oxi hóa chậm không phát sáng còn sự cháy có phát sáng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân tetrapeptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thuỷ phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (các khí đo ở đktc). Số công thức cấu tạo thoả mãn của X là


Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 12

  • Câu C. 4

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Số mol NaOH đã phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là :

Đáp án:
  • Câu A. 0,70 mol

  • Câu B. 0,55 mol

  • Câu C. 0,65 mol

  • Câu D. 0,50 mol

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học để : a. Phân biệt metan và etilen. b. Tách lấy khí metan từ hỗn hợp etilen. c. Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en. Viết phương trình hoá học của phản ứng đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học để :

a. Phân biệt metan và etilen.

b. Tách lấy khí metan từ hỗn hợp etilen.

c. Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.

Viết phương trình hoá học của phản ứng đã dùng.


Đáp án:

a. Lần lượt cho metan và etilen đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là etilen, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là metan.

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

Br2(dd nâu đỏ); CH2Br-CH2Br (không màu)

CH4 không tác dụng với dung dịch nước brom

b. Cho hỗn hợp khí (CH4 và C2H4) đi qua dung dịch nước brom dư, C2H4 sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, khí còn lại ra khỏi bình dung dịch nước brom là CH4.(PTHH như câu a)

c. Tương tự câu a

Lần lượt cho hexan và hex-1-en đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là hex-1-en, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là hexan

PTHH:

CH2=CH-[CH2]3-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-[CH2]3-CH3

Br2(dd nâu đỏ); CH2Br-CHBr-[CH2]3-CH3 (không màu)

Hexan không tác dụng với dung dịch nước brom

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa hợp là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng hóa hợp là gì?


Đáp án:

- Phản ứng hóa hợp: là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

- Ví dụ:

4P + 5O2 --t0--> 2P2O5

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Xem đáp án và giải thích
Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?


Đáp án:

Tristearin: (C17H35COO)3C3H5

mglixerol = 92.nglixerol = 92.ntristearin = 92. (2,225/890). 0,8 = 0,184 kg.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…