Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho: a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua. b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat. c) Kẽm vào dung dịch magie clorua. d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua. Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho:

a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua.

b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat.

c) Kẽm vào dung dịch magie clorua.

d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua.

Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.


Đáp án:

Hiện tượng xảy ra:

a) Zn tan dần, dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm.

CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu ↓

b) Cu tan dần, chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng (Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối), màu xanh lam dần xuất hiện trong dung dịch.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

c) Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng.

d) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là màu gì?


Đáp án:

Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là màu hồng.

Thủy tinh có gốc silicat của kim loại kiềm, khi được hòa tan vào nước sẽ phân hủy tạo ra môi trường kiềm

Na2SiO3 + H2O ⇆ 2NaOH + H2SiO3

Xem đáp án và giải thích
Tại sao băng phiến và iot dễ dàng thăng hoa và không dẫn điện? Biết rằng băng phiến thuộc mạng tinh thể phân tử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao băng phiến và iot dễ dàng thăng hoa và không dẫn điện? Biết rằng băng phiến thuộc mạng tinh thể phân tử.


Đáp án:

Băng phiến và iot dễ thăng hoa và không dẫn điện vì băng phiến và iot có cấu trúc tinh thể phân tử; các phân tử trung hòa điện và liên kết với nhau rất yếu.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất vật lý của kim loại kiềm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất vật lý của kim loại kiềm


Đáp án:

Các kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là kiểu mạng kém đặc khít.

1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thấp hơn nhiều so với các kim loại khác. Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kém bền vững.

2. Khối lượng riêng

- Khối lượng riêng của các kim loại kiềm cũng nhỏ hơn so với các kim loại khác. Khối lượng riêng của các kim loại nhỏ là do nguyên tử của các kim loại kiềm có bán kính lớn và do có cấu tạo mạng tinh thể của chúng kém đặc khít.

3. Tính cứng

- Các kim loại kiềm đều mềm, chúng có thể cắt bằng dao. Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể yếu.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có các phản ứng: 1) Cu + HNO3 loãng → khí X +... 2 ) MnO2 + HCl đặc → khí Y + ... 3) NaHSO3 + NaHSO4 → khí Z + ... 4) Ba(HCO3)2 + HNO3 → khí T + ... Các khí sinh ra tác dụng được với dung dịch NaOH là

Đáp án:
  • Câu A. X, Y, Z, T

  • Câu B. Y, Z, T

  • Câu C. Z, T

  • Câu D. Y, T.

Xem đáp án và giải thích
Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.


Đáp án:

C6H10O5 → C6H12O6 → 2C2H5OH

162--------------------------------46.2

650---------------------------------m

→ m C2H5OH thu được = (650.46.2.80%) : 162 = 295,3 kg

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…