Cho 2,8 g CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít CO2(đktc) vào dung dịch A.
a) Tính khối lượng kết tủa thu được.
b) Khi đun nóng dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là bao nhiêu?
a) Số mol CaO là nCaO = 0,05 mol
Số mol CO2 là nCO2 = 0,075 mol
nCaCO3 = nCO2 pư = nCa(OH)2 = 0,05 mol
nCO2 dư = 0,075 – 0,05 = 0,025 (mol)
CaCO3 tạo thành 0,05 (mol) bị hòa tan 0,025 (mol)
Số mol CaCO3 còn lại 0,05 – 0,025 = 0,025 (mol)
Khối lượng CaCO3 là m = 0,025. 100 = 2,5 (g)
b. Khi đun nóng dung dịch A
Khối lượng kết tủa tối đa thu được là m = (0,025 + 0,025).100 = 5g
Tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lit dung dịch Cu(NO3)2 0,2M. Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lit dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là
Câu A. V1 = 5V2.
Câu B. V1 = 2V2.
Câu C. V1 = 10V2.
Câu D. 10V1 = V2.
Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A.
a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.
b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.
Ta có: nCuSO4 = nCuSO4.5H2O = 58 / 250 = 0,232 mol.
C(CuSO4) = 0,232 / 0,5 = 0,464M.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
nFe= nCuSO4 = 0,232 mol.
mFe = 0,232 x 56 = 12,992g.
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam E thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 6,09 mol O2. Giá trị của m là
C trung bình của muối = (18.3 + 16.4 + 18.5)/(3 + 4 + 5) = 52/3
—> C trung bình của E = 3.52/3 + 3 = 55
Quy đổi E thành (HCOO)3C3H5 (a), CH2 (49a) và H2 (-b) (Tính nCH2 = 55a – 6a)
mY = 176a + 14.49a = 68,96
nO2 = 5a + 1,5.49a – 0,5b = 6,09
—> a = 0,08; b = 0,38
—> mE = 68,20 gam.
Tích số ion của nước ở một số nhiệt độ như sau :
Ở 20°C : = 7.10-15
Ở 25°C : = 1. 10-14.
Ở 30°C : = 1,5. 10-14.
Hỏi sự điện li của nước là thu nhiệt hay toả nhiệt ?
Thu nhiệt, vì khi nhiệt độ tăng tích số ion của nước tăng, nghĩa là sự điện li của nước tăng, tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê.
Cho 6,88 gam hỗn hợp chứa Mg và Cu với tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 5 vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:
Câu A. 5,12
Câu B. 3,84
Câu C. 2,56
Câu D. 6,96
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.