Cho 13 gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 13 gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng là


Đáp án:

nZn = 0,2 mol. Dung dịch sau phản ứng: Zn2+ = 0,2 mol; NO3- = 0,5 mol => Cu2+ = 0,05 mol

Chất rắn gồm Ag = 0,1 mol, Cu = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol => mchất rắn = 20,4 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Trong hợp nào axit sunfuric có nhưng tính chất hóa học chung của một axit ? Đó là những tính chất nào? Dẫn ra những phương trình phản ứng để minh họa. b) Trong trường hợp nào axit sunfuric có những tính chất hóa học đặc trưng? Đó là những tính chất nào? Dẫn ra những phương trình phản ứng để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Trong hợp nào axit sunfuric có nhưng tính chất hóa học chung của một axit ? Đó là những tính chất nào? Dẫn ra những phương trình phản ứng để minh họa.

b) Trong trường hợp nào axit sunfuric có những tính chất hóa học đặc trưng? Đó là những tính chất nào? Dẫn ra những phương trình phản ứng để minh họa.


Đáp án:

a) Dung dịch axit sunfuric loãng có những tính chất chung của axit, đó là:

- Đổi màu quỳ tím thành đỏ.

- Tác dụng với kim loại giải phóng hiđro.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

- Tác dụng với oxit bazơ và bazơ

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

- Tính chất với nhiều chất muối

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 +2HCl

b) Tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric đặc là tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.

- Tính chất oxi hóa mạnh

2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O

2H2SO4 + S → 3SO2 + 2H2O

2H2SO4 + 2KBr → Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4

- Tính háo nước và tính chất oxi hóa

Axit sunfuric đặc háp thụ mạnh nước. Axit sunfuric đặc chiếm các nguyên tử H và O là những nguyên tố thành phần của các hợp chất gluxit giải phóng cacbon và nước.

C12H22O11 → 12C + 11H2O.

Da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng axit sunfuric phải hết sức thận trọng.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố?


Đáp án:

Chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố vì theo các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử, có 8 nguyên tố mà nguyên tử có 2 lớp electron và cũng chỉ có 8 nguyên tố mà nguyên tử của chúng có 3 lớp electron.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng bao nhiêu?


Đáp án:

mFe3O4 = mCuO = 11,6 gam ⇒ nFe3O4 = 0,05 mol; nCuO = 0,145 mol

nNO = x mol; nNO2 = y mol

Bảo toàn e ta có: nFe3O4 = 3x + y = 0,05 (1)

Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2 nCu(NO3)2 + nNO + nNO2

0,77 = 3.0,15 + 2.0,145 + x + y ⇒ x + y = 0,03 mol (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,01 mol; y = 0,02 mol

=> M(trung bình) = (0,01.30 + 0,02.46)/(0,01 + 0,02) = 40,67

Xem đáp án và giải thích
Bài tập nhận biết ion nitrat trong dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch có thể dùng thuốc thử nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch HCl.

  • Câu B. Dung dịch NaOH

  • Câu C. Dung dịch BaCl2.

  • Câu D. Cu và dung dịch H2SO4 loãng.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm: Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm: Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh.


Đáp án:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Bọt khí hidro thoát ra ít và chậm do H2 sinh ra trên bề mặt lá kẽm cản trở phản ứng. Khi thêm CuSO4: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Cu được giải phóng bám trên viên kẽm hình thành cặp pin điện hóa Zn – Cu trong đó

Zn là cực âm và bị ăn mòn Zn → Zn2+ + 2e

Electron đến cực dương là Cu, tại đây 2H+ + 2e → H2

Bọt khí hidro thoát ra ở cực dương nhiều và liên tục

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…