Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

Đáp án:
  • Câu A. 4 Đáp án đúng

  • Câu B. 1

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Giải thích:

Chọn đáp án A Chất lưỡng tính: + Là oxit và hiđroxit của các kim loại Al, Zn, Sn, Pb; Cr(OH)3 và Cr2O3. + Là các ion âm còn chứa H có khả năng phân li ra ion H+ của các chất điện li trung bình và yếu ( HCO3‒, HPO4(2‒), HS‒…) (chú ý: HSO4‒ có tính axit do đây là chất điện li mạnh) + Là muối chứa các ion lưỡng tính; muối tạo bởi hai ion, một ion có tính axit và một ion có tính bazơ ( (NH4)2CO3…) + Là các amino axit,… Chất axit: + Là ion dương xuất phát từ các bazơ yếu (Al3+, Cu2+, NH4+....), ion âm của chất điện li mạnh có chứa H có khả năng phân li ra H+ (HSO4‒) Chất bazơ: Là các ion âm (không chứa H có khả năng phân li ra H+)của các axit trung bình và yếu: CO3(2-), S2-... Chất trung tính: Là các ion âm hay dương xuất phát từ các axit hay bazơ mạnh: Cl‒, Na+, SO4(2−),.. Chú ý:1 số kim loại có phản ứng được với axit và bazơ nhưng không được gọi là chất lưỡng tính.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về ăn mòn kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào dưới đây không đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử.

  • Câu B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

  • Câu C. Ăn mòn hoá học phát sinh dòng điện.

  • Câu D. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử.

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng của bạc
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ là

Đáp án:
  • Câu A. sắt.

  • Câu B. sắt tây.

  • Câu C. bạc.

  • Câu D. đồng.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 7,8 gam một kim loại R vào nước thu được 100ml dung dịch D và 2,24 lít H2 (đktc). Tìm R và tính nồng độ mol của dung dịch D.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 7,8 gam một kim loại R vào nước thu được 100ml dung dịch D và 2,24 lít H2 (đktc). Tìm R và tính nồng độ mol của dung dịch D.


Đáp án:

Số mol H2 = 0,1 mol

Phương trình phản ứng: 2M (0,2) + 2H2O (0,2) → 2MOH + H2 (0,1)

Tính được M = m: n = 7,8: 0,2 = 39. Vậy kim loại cần tìm là K.

CM = 0,2/0,1 = 2M

Xem đáp án và giải thích
Cho các phản ứng hoá học sau: (coi điều kiện phản ứng có đủ) (1): ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O. (2): 2Cu + O2 → 2CuO. (3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑. (4): 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑. (5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑. (6): Na2O + H2O → 2NaOH. Xác định các phản ứng thế?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các phản ứng hoá học sau: (coi điều kiện phản ứng có đủ)

(1): ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O.

(2): 2Cu + O2 → 2CuO.

(3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

(4): 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑.

(5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.

(6): Na2O + H2O → 2NaOH.

Xác định các phản ứng thế?


Đáp án:

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.

Các phản ứng thế là:

(3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Xem đáp án và giải thích
Bài tập về phản ứng của hỗn hợp oxit kim loại với khí H2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm ?


Đáp án:
  • Câu A. Cu, Fe, Al, Mg.

  • Câu B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

  • Câu C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.

  • Câu D. Cu, Fe, Al, MgO.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…