Protein
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây phản ứng với Cu(OH)2 / NaOH tạo dung dịch màu tím ?

Đáp án:
  • Câu A. Anbumin. Đáp án đúng

  • Câu B. Glucozơ.

  • Câu C. Glyxyl alanin.

  • Câu D. Axit axetic.

Giải thích:

Chọn A. - Khi cho anbumin (protein có trong lòng trắng trứng) phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 22,4 lít hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nống để tổng hợp NH3 thu được 20,16 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 22,4 lít hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nống để tổng hợp NH3 thu được 20,16 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Tìm m?


Đáp án:

nX = 1 mol; nNH3 = nX - nY = 1- 0,9 = 0,1 mol

⇒ nAl(OH)3 = 0,1 /3 ⇒ m =2,6g

Xem đáp án và giải thích
Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau: a) fomanđehit b) benzanđehit c) axeton d) 2-metylbutanal e) but -2-en-1-al g) axetophenon h) Etyl vinyl xeton i) 3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau:

a) fomanđehit

b) benzanđehit

c) axeton

d) 2-metylbutanal

e) but -2-en-1-al

g) axetophenon

h) Etyl vinyl xeton

i) 3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế)


Đáp án:

Tên gọi Công thức cấu tạo
fomanđehit HCHO
benzanđehit C6H5-CHO
axeton CH3-CO-CH3
2-metylbutanal CH3 CH2 CH(CH3 )CHO
but -2-en-1-al CH3-CH=CH-CH=O
axetophenon CH3-CO-C6H5
Etyl vinyl xeton CH3 CH2-CO-CH=CH2
3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế) C6H5-CH=CH-CHO

Xem đáp án và giải thích
Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.


Đáp án:

Hiện tượng:

Ống nghiệm 1: Chất rắn tan hết tạo thành dung dịch màu tím.

Ống nghiệm 2: Tàn đóm đỏ bùng cháy. Hòa vào nước chất rắn còn lại một phần không tan hết.

Giải thích:

Ống 1: Thuộc hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.

Ống 2: Thuộc hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra (khí oxi làm cho tàn đóm bùng cháy, chất không tan hết là manganđioxit).

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu.  Tìm m?


Đáp án:

  nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhận = 0,3 mol

    - Do ne cho > ne nhận → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+ và Fe3+

    - Các phản ứng xảy ra là:

  → mCu = 0,03.64 = 1,92 gam

Xem đáp án và giải thích
Trong 100 ml dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 100 ml dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?


Đáp án:

Số mol CuSO4 có trong dung dịch là: nCuSO4 = 0,2 mol

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:

CM = 0,2/0,1 = 2 (mol/l) hay 2M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…