Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo, amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30% khối lượng tinh bột
a) Phân tử amilozơ
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh
- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ
b) Phân tử amilopectin
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh
Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được dung dịch hỗn hợp FeSO4 và CuSO4. Thêm một ít bột sát vào dung dịch hỗn hợp, nhận thấy bột sắt bị hòa tan.
a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dạng ion thu gọn
b. So sánh tính khử của các đơn chất kim loại và tính oxi hóa của các ion kim loại
a. Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
Cu + Fe3+ → Cu2+ + 2 Fe2+
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
b. Tính khử Fe > Cu
Tính oxi hóa Fe2+ < Cu2+ < Fe3+
Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Tìm m?
nFe = 0,05mol ; nAgNO3 = 0,02mol và nCu2+ = 0,1 mol
Fe + 2AgNO3 → 2Ag + Fe2+
0,01 0,02 0,02
Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+
0,04 0,04
mX = mAg + mCu = 4,72 gam
a) Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại và lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh?
b) Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép. Tính chất nào của khí SO2 đã hủy hoại những công trình này? Hãy dẫn ra phản ứng chứng minh?
a) S + O2 → SO2 (Dựa vào tính khử của S)
SO2 + 2H2S → 2S + 2H2O (Dựa vào tính oxi hóa của SO2)
b) Tính khử của SO2
SO2 do nhà máy thải vào khí quyển. Nhờ xúc tác là oxit kim loại có trong khói bụi của nhà máy, nó bị O2 của không khí oxi hóa thành SO3
2SO2 + O2 → 2SO3
SO3 tác dụng với nước mưa thành mưa axit tạo ra H2SO4. Tính axit của H2SO4 đã phá hủy những công trình được xây bằng đá, thép.
Câu A. chất khử.
Câu B. chất oxi hóa.
Câu C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Câu D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Cân bằng phản ứng H2 + I2 ⇆ 2HI (ΔH < 0) được thiết lập ở toC khi nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là [H2] = 0,8 mol/l; [I2] = 0,6 mol/l ; [HI] = 0,96 mol/l. Hằng số K có giá trị là
K = [HI]2/[H2].[I2] = 1,92
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.