Chất vừa tác dụng được HCl và AgNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:

Đáp án:
  • Câu A. CuO, Al, Mg.

  • Câu B. Zn, Cu, Fe.

  • Câu C. MgO, Na, Ba.

  • Câu D. Zn, Ni, Sn. Đáp án đúng

Giải thích:

Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là Zn, Ni, Sn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là


Đáp án:

Giải

Khí thoát ra là N2, m tăng = mCO2 + mH2O ; ta có:

nCO2 = 0,36 mol,  

BTNT => nC= 0,36mol

mH2O= 23,4 -  mCO2= 23,4 - 15,84 = 7,56 gam

=>nH2O = 0,42 mol

=> nH= 0,84 mol

nN2= 0,06 mol

BTNT => nN = 0,12 mol

nO = nO(CO2) + nO(H2O) = 0,36.2 + 0,42 = 1,14 mol

Áp dụng định luật BTNT ta có:

nO(A) + nO(O2) =  nO(H2O) + nO(CO2)

=>nO(A) = 1,14 - ((2.10,08)/22,4) = 0,24mol

Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt

x:y:z:t= 0,36:0,84:0,12:0,24 = 3:7:1:2

=>CTPT (C3H7NO2)n

mA = mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = m tăng + mN2 - mO2= 10,68g

=>M(A) = 10,68/0,12 = 89

=> n=1

=> CTPT của A là: C3H7NO2

Xem đáp án và giải thích
Lý thuyết về ứng dụng của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:


Đáp án:
  • Câu A. CH3-COO-C(CH3)=CH2

  • Câu B. CH2=CH-CH=CH2

  • Câu C. CH3-COO-CH=CH2

  • Câu D. CH2=C(CH3)-COOCH3

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp

b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa


Đáp án:

a) Cấu tạo của phân tử xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều gồm hai phần : một đầu phân cực ( ưa nước), tan tốt trong nước và một đuôi dài không phân cực ( kị nước, ưa dầu mỡ), tan tốt trong dầu mỡ là nhóm : CxHy (thường x > 15).

Sự khác nhau là ở đầu phân cực :

+ Ở phân tử xà phòng là nhóm COO-Na+

+ Ở phân tử chất giặt rửa là nhóm OSO3-Na+.

b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa

Đuôi ưa dầu mỡ của xà phòng thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm COO-Na+ ưa nước lại có xu hướng kéo các vết bẩn ra phía các phân tử nước. Kết quả là các vết bẩn được chia rất nhỏ, bị giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán liên quan tới phản ứng thủy phân este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 10,56

  • Câu B. 7,20

  • Câu C. 8,88

  • Câu D. 6,66

Xem đáp án và giải thích
Lập Phương trình hóa học của các phản ứng sau đây: a) Fe+HNO3 (đặc,nóng)→NO2+⋯ b) Fe+HNO3 (loãng)→NO+⋯ c) Ag+HNO3 (đặc)→NO2+⋯ d) P+HNO3 (đặc)→NO2+H3PO4…
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Lập Phương trình hóa học của các phản ứng sau đây:

a) Fe+HNO3 (đặc,nóng)→NO2+⋯

b) Fe+HNO3 (loãng)→NO+⋯

c) Ag+HNO3 (đặc)→NO2+⋯

d) P+HNO3 (đặc)→NO2+H3PO4


Đáp án:

a) Fe+6HNO3 (đặc,nóng)→3NO2+Fe(NO3 )3+3H2O

b) Fe+4HNO3 (loãng)→NO+Fe(NO3 )3+H2O

c) Ag+2HNO3 (đặc)→NO2+AgNO3+H2O

d) P+5HNO3 (đặc)→5NO2+ H3PO4+H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…