Hãy cho biết quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân z với số proton, với số electron, với số thứ tự (của nguyên tố tương ứng trong bảng tuần hoàn).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân z với số proton, với số electron, với số thứ tự (của nguyên tố tương ứng trong bảng tuần hoàn).



Đáp án:

Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron = số thứ tự


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lấy V ml dung dịch H3PO4 1M đem trộn với 100 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X có chứa 14,95 gam hỗn hợp muối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy V ml dung dịch H3PO4 1M đem trộn với 100 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X có chứa 14,95 gam hỗn hợp muối. Tìm V?


Đáp án:

Ta có: nH2O = nOH- = 0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mH3PO4 + mKOH = mMuối + mH2O

⇒ mH3PO4 = 14,95 + 0,2.18 – 0,2.56 = 7,35 gam ⇒ V = 7,35/98 : 1 = 0,075 = 75ml

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.


Đáp án:

Số mol H2 là nH2 = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol) → mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là : 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu- mFe = 0,05 x 64 – 0,05 x 56 = 0,4(g)

Xem đáp án và giải thích
 X là tetra peptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val- Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỷ lệ số mol nX: nY = 1:3 vói 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 X là tetra peptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val- Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỷ lệ số mol nX: nY = 1:3 vói 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Gọi số mol X và Y lần lượt là a và 3a.

Hay 316a+273.3a+0,78.40 = 94,98+18.4a

⇒ a = 0,06 ⇒ m = 68,1(gam) 

Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Có thể chọn 2 thuốc thử là axit HCl và dung dịch kiềm NaOH

    - Lấy vào mỗi ống nghiệm một ít bột kim loại đã cho.

- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một ít dung dịch HCl.

    Ở ống nghiệm nào không có hiện tượng gì xảy ra đó là ống đựng kim loại Ag. Phản ứng xảy ra ở các ống nghiệm còn lại.

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    - Nhỏ từ từ dung dịch kiềm vào ống nghiệm chứa các dung dịch muối vừa thu được.

    Ở ống nào thấy có kết tủa tạo thành rồi lại tan ra thì đó là ống chứa muối nhôm.

    AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng xanh, sau đó dần dần hóa nâu thì đó là ống chứa muối sắt, ta nhận ra kim loại sắt.

    FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ (trắng xanh)

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng không bị biến đổi thì đó là ống chứa muối magie, ta nhậ ra kim loại Mg.

    MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2↓ (trắng)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là gì?


Đáp án:

M + Cl2 → MCl2

2M + O2 → 2MO

Ta có M(x+y) = 7,2 (1)

x + 0,5y = 0,25 (2)

(M + 71)x + (M + 16)y = 23 (3)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ x = 0,2 ; y = 0,1 và M = 24 (Mg)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…