Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Glucozo không tham gia và phản ứng:


Đáp án:
  • Câu A. thủy phân Đáp án đúng

  • Câu B. với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam

  • Câu C. lên men ancol

  • Câu D. tráng bạc

Giải thích:

Glucozo là monosaccarit nên không có phản ứng thủy phân → A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là bao nhiêu?


Đáp án:

Cứ 278 gam FeSO4.7H2O có 152 gam FeSO

=> 55,6 gam FeSO4.7H2O có x (g) FeSO4

Khối lượng FeSO4 là mFeSO4 = 55,6.152/278 = 30,4 (gam)

Số mol FeSO4 nFeSO4 = 30,4/152 = 0,2 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

nH2 = nFeSO4 = 0,2 (mol) => VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Biết rằng khí axetilen (khí đất đèn) C2H2 cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử axetilen lần lượt với số phân tử khí cacbon đioxit và số phân tử nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng khí axetilen (khí đất đèn) C2H2 cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.

   a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

   b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử axetilen lần lượt với số phân tử khí cacbon đioxit và số phân tử nước.


Đáp án:

   a) 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O

   b) Số phân tử C2H2 : số phân tử CO2 = 1:2

   Số phân tử C2H2 : số phân tử H2O = 1:1

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới liên kết ion
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion:


Đáp án:
  • Câu A. NaCl

  • Câu B. HCl

  • Câu C. H2O

  • Câu D. Cl2

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.  


Đáp án:

Z Nguyên tử Cấu hình electron Z Nguyên tử Cấu hình electron
1 H 1s1 11 Na 1s22s22p63s1
2 He 1s2 12 Mg 1s22s22p63s2
3 Li 1s22s1 13 Al 1s22s22p63s23p1
4 Be 1s22s2 14 Si 1s22s22p63s23p2
5 B 1s22s22p1 15 P 1s22s22p63s23p3
6 C 1s22s22p2 16 S 1s22s22p63s23p4
7 N 1s22s22p3 17 Cl 1s22s22p63s23p5
8 O 1s22s22p4 18 Ar 1s22s22p63s23p6
9 F 1s22s22p5 19 K 1s22s22p63s23p64s1
10 Ne 1s22s22p6 20 Ca 1s22s22p63s23p64s2

Xem đáp án và giải thích
Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị mấy?


Đáp án:

- Xét hợp chất PH3:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.

Theo quy tắc hóa trị có: 1.a = 3.I ⇒ a = III.

- Xét hợp chất P2O3:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.

Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.II ⇒ b = III.

Vậy trong các hợp chất PH3 và P2O3 thì P có hóa trị III.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…