Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính hiệu suất quá trình lên men giấm 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính hiệu suất quá trình lên men giấm 


Đáp án:

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

nC6H12O6 = 180/180 = 1 mol

⇒ nC2H5OH = 2.1.80% = 1,6 mol

⇒ Có 0,16 mol C2H5OH tham gia pư lên men giấm

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

Trung hòa hỗn hợp này cần 720 ml NaOH 0,2 M

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

nCH3COOH = nNaOH = 0,2.0,72 = 0,144 mol

H = 0,144/0,16 = 90%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.


Đáp án:

Số electron thuộc lớp ngoài của nguyên tử các nguyên tố Li: 1e, Be : 2e, B: 3e, C: 4e, N: 5e, O: 6e, F: 7e, Ne: 8e.

Xem đáp án và giải thích
Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác khử hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng H2 thu được 42g chất rắn. Tính phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp A.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác khử hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng H2 thu được 42g chất rắn. Tính phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp A.


Đáp án:

Còn lại 1 phần chất rắn không tan ⇒ Cu dư

Bảo toàn điện tích ta có: nHCl = 2nO trong A = 6x + 8y (1)

Bảo toàn khối lượng ta có: 160x + 232y + 64z = 50 – 0,256.50 = 37,2g (2)

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ +2 Fe2+

Cu + 3Fe+8/3 → Cu2+ + 3Fe2+

Bảo toàn e ta có: x + y = z (3)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận công thức của hợp chất hữu cơ dựa vào sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein -- (+ H2, Ni, to® -- (+NaOH, to® -- (+HCl) ® Z Triolein X Y Z. Tên của Z là:


Đáp án:
  • Câu A. axit oleic

  • Câu B. axit panmitic

  • Câu C. axit stearic

  • Câu D. axit linoleic.

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ sau: benzen -+HNO3(1:1)/H2SO4 dac, to→ A1 -+Br2(1:1)/Fe, to→ A2. Hãy cho biết A2 có tên gọi là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ sau:

benzen -+HNO3(1:1)/H2SO4 dac, to→ A1 -+Br2(1:1)/Fe, to→ A2.

Hãy cho biết A2 có tên gọi là gì?


Đáp án:

A1 là nitro benzen, -NO2 là nhóm hút e ⇒ ưu tiên thế vị trí meta

A2 là m-brom nitro benzen

Xem đáp án và giải thích
Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.


Đáp án:

Hiện tượng:

Ống nghiệm 1: Chất rắn tan hết tạo thành dung dịch màu tím.

Ống nghiệm 2: Tàn đóm đỏ bùng cháy. Hòa vào nước chất rắn còn lại một phần không tan hết.

Giải thích:

Ống 1: Thuộc hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.

Ống 2: Thuộc hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra (khí oxi làm cho tàn đóm bùng cháy, chất không tan hết là manganđioxit).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…