Sobitol là sản phẩm của phản ứng ?
Câu A. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong ammoniac.
Câu B. Khử glucozơ bằng H2 ,xt Ni đun nóng. Đáp án đúng
Câu C. Lên men ancol etylic.
Câu D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Chọn B. - Phản ứng khử glucozơ: CH2OH[CHOH]4CHO + H2 ---Ni, to---> CH2OH[CHOH]4CH2OH (sobitol)
Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt 11, 12, 13, 14
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.
b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại tăng dần.
a) Cấu hình electron nguyên tử:
A(Z = 11) ls2 2s2 2p6 3s1.
B (Z= 12) ls2 2s2 2p6 3s2
C (Z = 13) ls2 2s2 2p6 3s2 3p1
D (Z = 14) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
b) Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
A thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IA vì có một electron ở lớp ngoài cùng.
B thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
C thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng.
D thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhòm IVA vì có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
c) Tính kim loại tăng dần theo thứ tự: D, C, B, A.
Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:
a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch.
b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.
c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch.
d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch.
a. CM = 1/0,75 = 1,33 mol/l
b. CM = 0,33 mol/l
c. nCuSO4 = 2,5 mol
=> CM = 2,5/4 = 0,625 mol/l
d. CM = 0,04 mol/l
Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1,0M vào 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 và Na2CO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Nồng độ của Na2CO3 là bao nhiêu?
Phản ứng: 1 HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl
2 HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2
Xét phản ứng 2: nCO2 = nHCl (p/ư 1)= 0,02 - 0,05 = 0,15 mol
Vậy: CM (Na2CO3) = 0,15/0,2 = 0,75 (M)
Cho hỗn hợp FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), sinh ra 23,9g kết tủa màu đen.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Tính tỉ lệ số mol các khí trong hỗn hợp.
c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp rắn ban đầu.
a) Các phản ứng xảy ra:
Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
0,01 0,01
FeS + 2HCl ---> FeCl2 + H2S
0,1 0,1 0,1
H2S + Pb(NO3)2 ---> PbS + 2HNO3
0,1 0,1
b) Hỗn hợp khí gồm H2 và khí H2S
Số mol PbS: = 0,1 mol
nH2S = 0,11 mol => Số mol H2 : 0,11 - 0,1 = 0,01 (mol).
Tỉ lệ số mol 2 khí: nH2/nH2S = 0,01/0,1 = 1/10
c)Theo các phản ứng (1) và (2) ta có:
nFe = nH2 = 0,01 mol ⇒ mFe = 0,01.56 = 0,56(g)
nFeS = nH2S = 0,1 mol ⇒ mFeS = 0,1.88 = 8,8(g)
Vậy: %mFe = [0,56/(0,56 + 8,8)]. 100% = 5,98%; %mFeS = 94,02%
Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau:
BaCl3 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2
a) Phương trình hóa học:
BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2
b) Cứ 1 phân tử BaCl2 phản ứng tạo ra 2 phân tử AgCl.
Cứ 1 phân tử BaCl2 tác dụng với 2 phân tử AgNO3.
Cứ 2 phân tử AgNO3 phản ứng tạo ra 1 phân tử Ba(NO3)2.
Cứ 2 phân tử AgCl được tạo ra cùng 1 phân tử Ba(NO3)2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.