Cặp chất không phản ứng trực tiếp với nhau
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau: (1) H2S, (2) Cl2, (3) SO2, (4) O2. Trong điều kiện thích hợp, cặp chất nào sau đây không phản ứng trực tiếp với nhau?

Đáp án:
  • Câu A. 2 và 4

  • Câu B. 2 và 4 Đáp án đúng

  • Câu C. 1 và 3

  • Câu D. 1 và 2

Giải thích:

A. 2 và 3. Có xảy ra phản ứng SO2 + Cl2 + 2H2O→H2SO4 + 2HCl B. 2 và 4. Không xảy ra phản ứng. C. 1 và 3. Có xảy ra phản ứng: SO2 + 2H2S→3S↓ +2H2O D. 1 và 2. Có xảy ra phản ứng H2S + 4Cl2 + 4H2O→H2SO4 + 8HCl → Chọn B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Người ta có thể dùng dao để cắt kính, mũi khoan để khoan được các vật rất cứng là do đầu mũi dao và khoan có gắn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Người ta có thể dùng dao để cắt kính, mũi khoan để khoan được các vật rất cứng là do đầu mũi dao và khoan có gắn kim loại nào?


Đáp án:

 Người ta có thể dùng dao để cắt kính, mũi khoan để khoan được các vật rất cứng là do đầu mũi dao và khoan có gắn kim cương.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.


Đáp án:

Số thứ tự của các nhóm A trùng với số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của các nguyên tố Na, Mg, Al, S, Cl, F có thể tạo thành ion có điện tích bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của các nguyên tố Na, Mg, Al, S, Cl, F có thể tạo thành ion có điện tích bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Cấu hình electron của Na (Z = 11) : ls22s22p63s1

Cấu hình electron của Mg (Z = 12) : ls22s22p63s2

Cấu hình electron của Al (Z = 13) : ls22s22p63s23p1

Cấu hình electron của S (Z = 16) : ls22s22p63s23p4

Cấu hình clectron của Cl (Z = 17) : ls22s22p63s23p5.

Cấu hình clectron của F (Z = 9) : ls22s22p5.

Theo quy tắt bát tử thì các ion được hình thành từ các nguyên tố trên là:

Na+, Mg2+, Al3+, S2-, S4+, S6+, Cl-, Cl2+, Cl3+, Cl5+, Cl7+, F-

Xem đáp án và giải thích
Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2. a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit. b) Gọi tên các oxit đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.

a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.

b) Gọi tên các oxit đó.


Đáp án:

a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.

b) Gọi tên các oxit :

BaO: Bari oxit

ZnO: Kẽm oxit

SO3 : Lưu huỳnh trioxit

CO2: Cacbon đioxit

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan


Đáp án:

- Tiến hành thí nghiệm:

   + Trộn đều natri axetat với vôi tôi xút theo tỉ lệ khối lượng 1:2, cho 4-5g hỗn hợp vừa trộn vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí

   + Lắp dụng cụ như hình 5.2

   + Đun nóng đáy ống nghiệm bằng đèn cồn

   + Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra. Quan sát màu ngọn lửa

   + Dẫn dòng khí lần lượt vào dd Br2 hoặc dd thuốc tím. Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng:

   + Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, CH4 được dẫn ra từ ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt.

   + Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa, có các giọt nước đọng trên mặt sứ.

   + Đưa đầu ống dẫn khí sục vào các dung dịch KMnO4 và nước brom, không có hiện tượng mất màu.

- Giải thích:

   + Đốt CH4 cháy tạo ra CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt, CH4 cháy với ngọn lửa xanh.

PTHH: CH4 + 2O2 → CO2 + H2O (H = -890kJ)

   + CH4 không làm mất màu dung dịch KMnO4 và nước brom, chứng tỏ không xảy ra phản ứng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…