Tính khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 1 lít dung dịch ancol (rượu) etylic 40o (khối lượng riêng 0,8 g/ml) với hiệu suất 80%
C6H12O6 -(lên men rượu)→ 2C2H5OH + 2CO2 (1)
Theo (1) và giả thiết ta có :
Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng glucozơ cần dùng là :
Cho 1 lít dung dịch gồm Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M tác dụng với 43 gam hỗn hợp rắn Y gồm BaCl2 và CaCl2. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 39,7 gam kết tủa. Tỉ lệ khối lượng của BaCl2 trong Y là bao nhiêu?
nBaCl2 = x mol; nCaCl2 = y mol
Y gồm BaCl2 và CaCl2 (42g) --> BaCO3 và CaCO3 (39,7g)
mgiảm = 42 - 39,7 = mCl- - mCO32-
⇒ 71(x + y) – 60(x + y) = 3,3 gam
x + y = 0,3 mol (1)
mkết tủa = 39,7 ⇒ 197x + 100y = 39,7 (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,1; y = 0,2
%m BaCl2 = [(208. 0,1)/43]. 100% = 48,37%
Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.
Có thể chọn 2 thuốc thử là axit HCl và dung dịch kiềm NaOH
- Lấy vào mỗi ống nghiệm một ít bột kim loại đã cho.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một ít dung dịch HCl.
Ở ống nghiệm nào không có hiện tượng gì xảy ra đó là ống đựng kim loại Ag. Phản ứng xảy ra ở các ống nghiệm còn lại.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
- Nhỏ từ từ dung dịch kiềm vào ống nghiệm chứa các dung dịch muối vừa thu được.
Ở ống nào thấy có kết tủa tạo thành rồi lại tan ra thì đó là ống chứa muối nhôm.
AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3↓
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng xanh, sau đó dần dần hóa nâu thì đó là ống chứa muối sắt, ta nhận ra kim loại sắt.
FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ (trắng xanh)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)
Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng không bị biến đổi thì đó là ống chứa muối magie, ta nhậ ra kim loại Mg.
MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2↓ (trắng)
Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3.
Số mol O2 tham gia phản ứng là: nO2 =
0,6 mol
Phương trình hóa học:
4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
4 ← 3 mol
0,8 ← 0,6 (mol)
Theo phương trình: nAl = 0,8 mol
=> khối lượng Al phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,8.27 = 21,6 gam
Thủy phân hoàn toàn chất béo X sau phản ứng thu được axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic (C17H31COOH). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 76,32 gam oxi thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với V ml Br2 1M. Tìm V?
nO2 = 2,385 mol; nCO2 = 1,71 mol
CTPT của X là C57H2yO6
Bảo toàn electron và bảo toàn nguyên tố cacbon:
4.2,385 = (216 + 2y).(1,71/57) → X là C57H102O6 (7 – 3 = 4π trong gốc hiđrocacbon)
→ nBr2 = 0,12 mol → V = 0,12 lít = 120 ml
Dẫn 1 luồng H2 qua 14,4g Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xong được 12g rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X bằng HNO3 loãng dư được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Gía trị của V là:
Câu A. 2,24 lít
Câu B. 2,89 lít
Câu C. 1,86 lít
Câu D. 1,792 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.