Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)

  • Câu B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

  • Câu C. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường) Đáp án đúng

  • Câu D. Dung dịch NaOH (đun nóng).

Giải thích:

Chọn C; Phân tích: trước hết chúng ta phải biết được CT của triolein là (C17H33COO)3C3H5. Nó có đầy đủ tính chất của 1 este không no, đa chức. A. Đúng vì este có phản ứng thủy phân. B. Đúng vì este không no có phản ứng với H2, xúc tác Ni. C. Sai vì este không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. D. Đúng vì este có tác dụng với NaOH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 0,1 mol một α-amino axit X có mạch C không phân nhánh tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M thu được 19,1 gam muối. Công thức của X là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,1 mol một α-amino axit X có mạch C không phân nhánh tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M thu được 19,1 gam muối. Công thức của X là:


Đáp án:

nX : nNaOH = 1:2 nên X có 2COOH

Muối sẽ có dạng R(COONa)2 0,1 mol

M muối = R + 134 = 19,1/0,1 => R = 57

Chọn R là NH2-C3H

X là HOOC-CH2CH(NH2)COOH

Xem đáp án và giải thích
Cho 18,6 gam một ankylamin tác dụng với dung dịch FeCl3 (dư), thu được 21,4 gam kết tủa. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của ankylamin 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18,6 gam một ankylamin tác dụng với dung dịch FeCl3 (dư), thu được 21,4 gam kết tủa. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của ankylamin 


Đáp án:

Gọi ankylamin là RNH2

3RNH2 + 3H2O + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3RNH3Cl

⇒ nFe(OH)3 = 0,2 mol ⇒ nRNH2 = 0,6 mol ⇒ MRNH2 = 18,6/0,6 = 31 (CH3NH2)

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt ba khí : etan, etilen và cacbon đioxit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt ba khí : etan, etilen và cacbon đioxit.



Đáp án:

Thử với nước brom, khí nào làm mất màu nước brom là etilen :

Hai khí còn lại đem thử với nước vôi trong ; chất nào làm dung dịch vẩn dục là C02 :




Xem đáp án và giải thích
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam E thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 6,09 mol O2. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam E thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 6,09 mol O2. Giá trị của m là


Đáp án:

C trung bình của muối = (18.3 + 16.4 + 18.5)/(3 + 4 + 5) = 52/3

—> C trung bình của E = 3.52/3 + 3 = 55

Quy đổi E thành (HCOO)3C3H5 (a), CH2 (49a) và H2 (-b) (Tính nCH2 = 55a – 6a)

mY = 176a + 14.49a = 68,96

nO2 = 5a + 1,5.49a – 0,5b = 6,09

—> a = 0,08; b = 0,38

—> mE = 68,20 gam.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính bazơ được xếp theo dãy:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính bazơ được xếp theo dãy:


Đáp án:
  • Câu A. Amoniac < etylamin < phenylamin.

  • Câu B. Etylamin < amoniac < pheylamin.

  • Câu C. Phenylamin < amoniac < etylamin.

  • Câu D. Phenylamin < etyamin < amoniac.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…