cho các phản ứng sau: (1) Sn + HCl loãng -------> (2) FeS + H2SO4 ( loãng) -------> (3) MnO2 + HCl đặc ----t0----> (4) Cu + H2SO4 đặc ---to----> (5) Al + H2SO4 loãng -----> (6) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 ----> Số phản ứng mà H+ của acid đóng vai trò chất oxi hóa là:
Câu A. 3
Câu B. 5
Câu C. 2 Đáp án đúng
Câu D. 6
(1) Sn + 2HCl loãng -------> SnCl2 + H2 (5) 2Al + 6H2SO4 loãng -----> Al2(SO4)3 + 3H2
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
Fe2O3 + CO ---> CO2 + Fe.
Fe3O4 + H2 -----> H2O + Fe.
CO2 + 2Mg -----> 2MgO + C.
Các phản ứng hóa học này có phải là phản ứng oxi hóa - khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử cho biết chất nào là chất khử, chất oxi hóa? Vì sao?
Fe2O3 + 3CO → 3CO2 + 2Fe.
Fe3O4 + 4H2 → 4H2O + 3Fe.
CO2 + 2Mg → 2MgO + C.
Cả 3 phản ứng đều là phản ứng oxi hóa – khử.
Các chất khử là CO, H2, Mg vì đều là chất chiếm oxi.
Các chất oxi hóa là Fe2O3, Fe3O4, CO2 vì đều là chất nhường oxi.
Đun nóng 11,2 gam bột sắt với 9,6 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nFe = 11,2/56 = 0,2 mol ; nS = 9,6/32 = 0,3(mol) ⇒ nFeS = 0,2 mol
⇒ nPbS = nH2S = nFeS = 0,2 mol ⇒ m = 0,2.239 = 47,8 (gam)
Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hiđro trong một bình phản ứng có sẵn chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 450°C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí.
1. Tính phần trăm số mol nitơ đã phản ứng.
2. Tính thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành.
Số mol khí ban đầu : 2 7 0
Số mol khí đã phản ứng : x 3x
Số mol khí lúc cần bằng : 2 - x 7 - 3x 2x
Tổng số mol khí lúc cân bằng : (2 - x) + (7 - 3x) + 2x = 9 - 2x
Theo đề bài : 9 - 2x = 8,2
x = 0,4
1. Phần trăm sô mol nitơ đã phản ứng : ( = 20%.
2. Thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành : 2.0,4.22,4 = 17,9 (lít).
Câu A. CH2=CHCOOH và C2H5OH.
Câu B. CH2=CHCOOH và CH3OH.
Câu C. C2H5COOH và CH3OH.
Câu D. CH3COOHvàC2H5OH.
Bảng trên là khối lượng riêng của một số chất, ghi trong điều kiện thong thường.
Chất | Khối lượng riêng (g/cm3) |
---|---|
Đồng | 8,92 |
Kẽm | 7,14 |
Nhôm | 2,70 |
Khí oxi | 0,00133 |
Khí Nito | 0,00117 |
Em có nhận xét gì về khối lượng riêng của các chất rắn so với các chất khí? Hãy giải thích vì sao?
Khối lượng riêng của các chất rắn lớn hơn khối lượng riêng của các chất khí. Vì chất ở trạng thái khí các phân tử ở rất xa nhau có khoảng cách rất lớn giữa các phân tử nên khối lượng riêng của chất khí sẽ nhỏ hơn chất rắn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.