Câu hỏi lý thuyết về công thức của phèn chua
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua khi M+ là:


Đáp án:
  • Câu A. K+ hoặc NH4+

  • Câu B. Na+

  • Câu C. K+ Đáp án đúng

  • Câu D. NH4+

Giải thích:

K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) giữa saccarozo với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường và đun nóng) với dung dịch AgNO3 trong amoniac (đun nhẹ) và với dung dịch H2SO4 (loãng đun nhẹ) Cũng câu hỏi như vậy nhưng thay saccarozo bằng mantozo
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) giữa saccarozo với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường và đun nóng) với dung dịch AgNO3 trong amoniac (đun nhẹ) và với dung dịch H2SO4 (loãng đun nhẹ).

Cũng câu hỏi như vậy nhưng thay saccarozo bằng mantozo.


Đáp án:

Phản ứng của saccarozo:

2C12H22O11   +   Cu(OH)2          ---> (C12H21O11)2Cu + 2H2O

C12H22O11  + H2O --H2SO4,t0--> Glucozo + Fructozo

Phản ứng của mantozo:

2C12H22O11   +   Cu(OH)2          ---> (C12H21O11)2Cu + 2H2O

2Cu(OH)2 + C12H22O11 → 2H2O + Cu2O + C12H22O12

C12H22O11 + 2[Ag(NH3)]OH        --t0--> C11H21O10COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

C12H22O11  + H2O --H2SO4,t0--> 2C6H12O6 (Glucozo)

 

 

Xem đáp án và giải thích
Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Xác định công thức cấu tạo của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Xác định công thức cấu tạo của X?


Đáp án:

Y có CTPT C2H3O2Na => CTCT của Y là CH3COONa

Như vậy X là: CH3COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Vai trò của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong thành phần của dầu gội đầu thường có một số este. Vai trò của các este này là:

Đáp án:
  • Câu A. tăng khả năng làm sạch của dầu gội.

  • Câu B. làm giảm thành phần của dầu gội.

  • Câu C. tạo màu sắc hấp dẫn.

  • Câu D. tạo hương thơm mát, dễ chịu.

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất rắn sau : NaNO3, CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất rắn sau : NaNO3CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?



Đáp án:

Có thể dùng H2O và dung dịch HCl để phân biệt các chất

Dùng H2O : NaNO3, Na2CO3, Zn(NO3)2 tan (I) ; CaCO3, BaSO4 không tan (II).

Cho dung dịch HCl vào (I) : nhận ra Na2CO(có khí bay ra).

Lấy Na2CO3 cho vào hai dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa là dung dịch Zn(NO3)2.

Cho dung dịch HCl vào (II) : BaSO4 không tan, CaCO3 tan và có khí bay ra.



Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử như sau: 1s22s22p4. 1s22s22p3. 1s22s22p63s23p1. 1s22s22p63s23p5. a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử. b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử như sau:

1s22s22p4.

1s22s22p3.

1s22s22p63s23p1.

1s22s22p63s23p5.

a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.

b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.


Đáp án:

a)- 1s22s22p4: Số electron hóa trị là 6.

- 1s22s22p3 : Số electron hóa trị là 5.

- 1s22s22p63s23p1 : Số electron hóa trị là 3.

- 1s22s22p63s23p5 : Số electron hóa trị là 7.

b)- 1s22s22p4 : Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VIA.

- 1s22s22p3 : Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VA.

- 1s22s22p63s23p1 : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm IIIA.

- 1s22s22p63s23p5 : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…