Câu hỏi lý thuyết về dãy điện hóa kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là


Đáp án:
  • Câu A. Fe và Au.

  • Câu B. Al và Ag.

  • Câu C. Cr và Hg.

  • Câu D. Al và Fe Đáp án đúng

Giải thích:

Các kim loại đứng trước Cu đều có thể đẩy Cu2+ ra khỏi muối của nó. => Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nước cứng vĩnh cửu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch nào sau đây làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu ?

Đáp án:
  • Câu A. NaHCO3

  • Câu B. Ca(OH)2

  • Câu C. HCl

  • Câu D. Na2CO3

Xem đáp án và giải thích
Từ thế kỉ XIX, người ta nhận thấy rằng trong thành phần của khí lò cao ( lò luyện gang) còn chứa khí CO. Nguyên nhân của hiện tượng này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ thế kỉ XIX, người ta nhận thấy rằng trong thành phần của khí lò cao ( lò luyện gang) còn chứa khí CO. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?


Đáp án:

Từ thế kỉ XIX, người ta nhận thấy rằng trong thành phần của khí lò cao ( lò luyện gang) còn chứa khí CO. Nguyên nhân của hiện tượng này là  thời gian tiếp xúc của CO và Fe3O3 chưa đủ.

Xem đáp án và giải thích
Trên các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45o, 18o, 12o. a) Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên. b) Tính số ml rượu etylic có trong 500ml chai rượu 45o. c) Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 25o từ 500ml rượu 45o.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trên các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45o, 18o, 12o.

a) Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên.

b) Tính số ml rượu etylic có trong 500ml chai rượu 45o.

c) Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 25o từ 500ml rượu 45o.


Đáp án:

a) Các con số 45o, 18o, 12o có nghĩa là trong 100ml có rượu 45ml, 18ml, 12ml rượu nguyên chất.

b) Số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 45o là:  (500.45)/100 = 225 ml

c) 900ml = 0,9 lít

Theo câu b): Trong 500ml rượu 45o có 225ml rượu nguyên chất.

⇒ Số ml rượu 25o pha chế được từ 500ml rượu 45o (hay từ 225ml rượu nguyên chất) là: (225.100)/25 = 900ml

Xem đáp án và giải thích
Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao gạo nếp lại dẻo ?


Đáp án:

Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopection nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không ta, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80% amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…. rất dẻo, dẻo tới mức dính.

Xem đáp án và giải thích
Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, Ag2O, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, Ag2O, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao?


Đáp án:

- H2 không tác dụng với các oxit: Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3

→ Những oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao là: CuO, Ag2O, PbO.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…