Cho 8,9 gam alanin (CH3CH(NH2)COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu dược là?
m = [8,9 : 89] .111 = 11,1 gam
Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ tím và phenolphtalein trong các khoảng pH khác nhau?
Chất chỉ thị axit –bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.
Màu của quỳ tím trong các khoảng pH khác nhau:
pH | pH ≤ 6 | 6 < pH < 8 | pH ≥ 8 |
Quỳ | Đỏ | Tím | Xanh |
Màu của phenolphtalien trong các khoảng pH khác nhau:
pH | pH < 8,3 | 8,3 ≤ pH ≤ 10 |
Phenolphtalien | Không màu | Hồng |
Viết phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa sau:
a) Ca → CaO → Ca(OH)2
b) Ca → Ca(OH)2
a, 2Ca + O2 → 2CaO
CaO + H2O → Ca(OH)2
b, Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Hai chất hữu cơ A, B mạch hở, đơn chức là đồng phân của nhau ( chứa C, H, O) đều tác dụng được với , không tác dụng được với Na. Đốt cháy m gam hỗn hợp A và B cần 7,84 lít (đktc). Sản phẩm thu được cho qua bình (1) đựng khan, bình (2) đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 5,4 g, bình (2) thu được 30 g kết tủa. Hãy xác định công thức phân tử của A, B và viết công thức cấu tạo của chúng.
. Khối lượng bình (1) tăng là khối lượng nước;
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng mhỗn hợp = 7,4 g.
Từ khối lượng C, H, O suy ra công thức phân tử của A và B là .
Vì A, B tác-dụng được với , không tác dụng được với Na nên chúng là este đồng phân của nhau. Công thức cấu tạo của chúng là và .
Viết phương trình hóa học của phản ứng hiđro khử các oxit sau:
a) Sắt (III) oxit.
b) Thủy ngân(II) oxit.
c) Chì(II) oxit.
a) Fe2O3 + 3H2 to→ 2Fe + 3H2O.
b) HgO + H2 to→ Hg + H2O.
c) PbO + H2 to→ Pb + H2O.
Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
b. 2H2O --dp--> 2H2↑ + O2↑
c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Vì trong phòng thí nghiệm, khí hiđro thường được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại như Zn, Fe, Al.
→ Những phản ứng hóa học thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là:
a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.