Nguyên tố nitơ có số oxi hoá là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nguyên tố nitơ có số oxi hoá là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2?


Đáp án:

Trong các hợp chất trên, số oxi hoá của nitơ lần lượt là: +2, +4, -3, -3, +1, +3, +5, -3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3 a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt ? b) Khi phẳn ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích. - Thêm khí CO2 vào. - Lấy bớt một lượng CaCO3 ra. - Tăng dung tích của bình phản ứng lên. - Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống. c) Tại sao miệng của các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín:

CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ

Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3

a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?

b) Khi phẳn ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích.

- Thêm khí CO2 vào.

- Lấy bớt một lượng CaCO3 ra.

- Tăng dung tích của bình phản ứng lên.

- Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống.

c) Tại sao miệng của các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?


Đáp án:

Phản ứng nung vôi: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ

a) Phản ứng trên là thu nhiệt

b) - Khi thêm khí CO2, hằng số cân bằng KC tăng vì KC = [CO2]:

- Lượng CaCO3(r) không ảnh hưởng đến KC.

- Khi tăng dung tích của bình phản ứng, KC giảm vì [CO2] giảm.

- Khi giảm nhiệt độ, cân bằng của phản ứng nung vôi chuyển dịch theo chiều nghịch. Nồng độ CO2 giảm dẫn đến KC giảm.

c) Miệng các lò nung vôi để hở vì làm như vậy áp suất khí CO2 giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Nếu đậy kín, áp suất khí CO2 tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Giải thích: Áp dụng nguyên lí La Sơ-tơ-li-ê nên Kc = [CO2].

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
- Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là


Đáp án:

nNaOH = 2Glu + nHCl = 0,65 mol

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 8,7 g amino axit A (chứa 1 nhóm -COOH) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25mol H2O và 11,2 lít N2 (đktc). Tìm công thức cấu tạo của A
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 8,7 g amino axit A (chứa 1 nhóm -COOH) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25mol H2O và 11,2 lít N2 (đktc). Tìm công thức cấu tạo của A


Đáp án:

CTPT: CxHyO2Nt , nN2 = 0,05 mol

mO (A) = mA – mC – mH – mN = 8,7 – 0,3.12 – 0,25.2 – 0,05.2.14 = 3,2

A chỉ chứa 1 nhóm -COOH

⇒ nA = nO: 2 = 0,1 mol

nCO2 = x.nA = 0,1x = 0,3 ⇒ x =3

nH2O = (y/2).nA= 0,05y = 0,25 ⇒ y = 5

nN2 = (t/2).nA = 0,05t = 0,05 ⇒ t = 1

⇒ CTPT C3H5O2N

CTCT A: CH3- CH2(NH2)-COOH ; H2N- CH2 – CH2 - COOH

Xem đáp án và giải thích
Độ điện li α của axit yếu tăng theo độ pha loãng dung dịch. Khi đó giá trị của hằng số phân li axit Ka
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Độ điện li α của axit yếu tăng theo độ pha loãng dung dịch. Khi đó giá trị của hằng số phân li axit Ka


Đáp án:
  • Câu A. tăng

  • Câu B. giảm

  • Câu C. không đổi

  • Câu D. có thể tăng, có thể giảm

Xem đáp án và giải thích
Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.


Đáp án:

Gọi m là khối lượng dung dịch ban đầu

Khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi nước bằng (m-60)g.

Khối lượng chất tan trước và sau là không đổi. Ta có: mct = 15m/100 = (18(m-60))/100

  ⇔ 15.m = 18(m – 60)

    ⇔ 15m = 18m – 1080

    ⇔ 3m = 1080 m = 360 (g)

Vậy khối lượng dung dịch trước khi bay hơi là 360 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…