Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Tìm m?
Gọi số mol của X, Y lần lượt là x, y mol, ta có:
∑ngly = 2x + 2y = 30: 75 = 0,4 mol;
∑nala = 2x + y = 28,48: 89 = 0,32 mol.
Giải hệ ⇒ x = 0,12 mol và y = 0,08 mol.
Ta có: n.peptit - (n-1)H2O → polipetit.
Theo đó, với: Gly = 75, Ala = 89, Val = 117, Glu = 147
MX = 2.89 + 2.75 + 2.117 - 5 .18 = 472
MY = 2.75 + 89 + 147 – 3.18 = 332.
⇒ m = 472x + 332y = 83,2 gam
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan X trong 400 ml dung dịch HCl 2M, phản ứng xong thấy thoát ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt chưa tan. Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thì thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V?
Ta có: nHCl = 0,8 mol; nH2 = 0,1 mol
Có Fe dư => muối tạo thành là FeCl2
BTNT Cl => nHCl = 2nFeCl2 => nFeCl2 = 0,4 mol
BTNT H => nHCl = 2nH2 + 2nH2O
=>nH2O = (0,8 – 2.0,1): 2 = 0,3 mol
BTNT O => nO = 0,3 mol
Quy đổi X thành Fe (0,4 + 2,8/56 = 0,45 mol) và O (0,3 mol)
BT e => 3nFe = 2nSO2 + 2nO
=>nSO2 = (3.0,45 – 2.0,3) : 2 = 0,375 mol
=> V = 8,4 lít
Cách nào sau đây có thể phân biệt ba chất lỏng nguyên chất riêng biệt: CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH?
Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi sau đó dùng quỳ tím.
Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Trộn đều natri axetat với vôi tôi xút theo tỉ lệ khối lượng 1:2, cho 4-5g hỗn hợp vừa trộn vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí
+ Lắp dụng cụ như hình 5.2
+ Đun nóng đáy ống nghiệm bằng đèn cồn
+ Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra. Quan sát màu ngọn lửa
+ Dẫn dòng khí lần lượt vào dd Br2 hoặc dd thuốc tím. Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng:
+ Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, CH4 được dẫn ra từ ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt.
+ Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa, có các giọt nước đọng trên mặt sứ.
+ Đưa đầu ống dẫn khí sục vào các dung dịch KMnO4 và nước brom, không có hiện tượng mất màu.
- Giải thích:
+ Đốt CH4 cháy tạo ra CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt, CH4 cháy với ngọn lửa xanh.
PTHH: CH4 + 2O2 → CO2 + H2O (H = -890kJ)
+ CH4 không làm mất màu dung dịch KMnO4 và nước brom, chứng tỏ không xảy ra phản ứng.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X (gồm CH3COOC2H3; C2H3COOCH3 và (CH3COO)3C3H5) cần 17,808 lí O2 (đktc) thu dược 30,36 g CO2 và 10,26 g H2O. Lượng X trên phản ứng tối đa với số mol NaOH là:
Câu A. 0,18
Câu B. 0,16
Câu C. 0,12
Câu D. 0,2
Phân tích một mẫu hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là sắt và oxi. Kết quả cho thấy cứ 7 phần khối lượng sắt có tương ứng với 3 phần khối lượng oxi.
a) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
b) Xác định hóa trị của sắt trong hợp chất.
a) Công thức chung của hợp chất FexOy.
Theo đề bài ta có: mFe/mO = 7/3 <=> 56x/16y = 7/3 <=> x/y = 2/3 => x = 2; y = 3
Vậy CTHH của hợp chất là Fe2O3.
Phân tử khối là: 56.2 + 16.3 = 160 (đvC)
b) Hợp chất Fe2O3. Gọi hóa trị của Fe là x
Theo quy tắc hóa trị ta có: x. 2 = 3.II ⇒ x = III
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.