Câu hỏi lý thuyết về bậc của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?


Đáp án:
  • Câu A. H2N(CH2)6NH2

  • Câu B. CH3NHCH3 Đáp án đúng

  • Câu C. C6H5NH2

  • Câu D. CH3CH(CH3)NH2

Giải thích:

Chọn B. - Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử aminoac bị thay thế bởi gốc hidrocacbon do vậy chỉ có CH3NHCH3 là amin bậc 2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m. a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học. b) trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở trong 45 phút, biết rằng một học sinh thử ra 2 lit khí ( thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m.

   a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.

   b) trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở trong 45 phút, biết rằng một học sinh thử ra 2 lít khí ( thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.


Đáp án:

   a) Thể tích không khí trong phòng học: Vkk = 12x7x4 = 336(m3)

   Thể tích oxi trong phòng: VO2 = Vkk/5 = 67,2 (m3)

     b) Thể tích CO2 thở ra trong 1 phút của 50 học sinh: VCO2 = (50.2.16)/100 = 64 l

 Trong 45 phút 50 học sinh này thở ra CO2:

   64 x 45 = 2880(l) = 2,88(m3)

 

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi xảy ra phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại. Biết rằng dung dịch X có khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng. Ba muối trong dung dịch X là .
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi xảy ra phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại. Biết rằng dung dịch X có khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng. Ba muối trong dung dịch X là .


Đáp án:

X có khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng => X chứa AgNO3 dư

=> X gồm Fe(NO3)3, Zn(NO3)3, AgNO3

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có điện tích là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có điện tích là bao nhiêu?


Đáp án:

Cấu hình e của R: 1s22s22p63s23p63d104s24p5; p = e = 35

⇒ Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có điện tích 35+

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng so với He là 5. Hiệu xuất của phẩn ứng hiđro hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng so với He là 5. Hiệu xuất của phẩn ứng hiđro hóa bao nhiêu %?


Đáp án:

MX = 15 ⇒ nH2 : nC2H4 = 1 : 1 (Hiệu suất tính theo 1 trong 2)

Giả sử X có 1mol H2 và 1 mol C2H4

H2 + C2H4 -to, xt→ C2H6

Bảo toàn khối lượng: mX = mY

⇒ CnH2n-2

⇒ nY = 2 : 4/3 = 1,5 mol

Ta có n khí giảm = nX – nY = nH2 pư = 2 – 1,5 = 0,5 mol

⇒ H% = 0,5 : 1. 100% = 50%

Xem đáp án và giải thích
Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 3,36 lít H2 ở đktc. % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:


Đáp án:
  • Câu A. 64%.

  • Câu B. 54%.

  • Câu C. 51%.

  • Câu D. 27%.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…